Ung thư vòm họng là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm. Bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Tuy nhiên, ung thư vòm họng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn và gia đình giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng là bệnh ung thư xảy ra ở vòm họng. Căn bệnh này là dạng hiếm của ung thư đầy cổ và thường xảy ra ở khu vực Đông Nam Á.
Khi bệnh ở giai đoạn đầu sẽ khó phát hiện vì rất khó để khám vùng mũi họng và triệu chứng của ung thư vòm họng giống một số bệnh khác. Tế bào ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua mô và hệ thống bạch huyết máu, phổ biến nhất là di căn vào xương, phổi và gan.
Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm họng
- Ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường không biểu hiện thành triệu chứng ung thư vòm họng rõ rệt, vì vậy rất khó nhận biết. Ở một số người, họ có thể có các dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu như:
Sưng đau vòm họng, lan sang các vị trí xung quanh nửa đầu, tai
- Đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt hoặc vùng thái dương, vùng đỉnh, đau âm ỉ.
- Chảy máu mũi, kèm theo ngạt mũi và chảy dịch mũi
- Khó chịu 1 bên tai: ù tai kéo dài, đau tai và nghe kém
- Hạch cổ nổi ở vùng sau góc hàm, thường cùng bên với khối u. Hạch lúc đầu nhỏ sau to dần, khi sờ thấy chắc, ấn không đau, ít khi di chuyển, sau đó cố định dính vào cơ và da xung quanh.
Ở các giai đoạn sau, bạn có thể gặp phải:
Người bị ung thư vòm họng có nổi hạch ở vùng cổ, dùng tay sờ vào 2 vị trí hạch dưới cằm có thể phát hiện dễ dàng
- Phổ biến nhất là khối u ở cổ do sưng hạch bạch huyết
- Có máu trong nước bọt
- Bị đau vòm họng hoặc đau họng
- Khó thở hoặc khó nói
- Chảy máu mũi
- Nghẹt mũi hoặc ù tai
- Mất thính lực
- Thường xuyên nhiễm trùng tai
- Nhức đầu
- Đau hoặc tê ở vùng mặt
Bên cạnh đó, các dấu hiệu của ung thư vòm họng khi đã tiến triển bao gồm:
- Khó nuốt
- Tổn thương cổ và mặt
- Khó nói
- Khó thở
- Cứng cổ
Nguyên nhân và các yếu rố nguy cơ
Nguyên nhân gây ung thư vòm họng là gì?
Đột biến gene là nguyên nhân chủ yếu khiến các tế bào ở vòm họng tăng sinh bất thường. Tuy tác nhân gây đột biến vẫn đang được nghiên cứu nhưng một số chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều loại virus trong đó có HPV, EBV...
Các yếu tố nguy cơ
Bên cạnh virus EBV, nguy cơ mắc bệnh ở một người cũng có thể tăng bởi một số yếu tố như:
– Giới tính: nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh này
– Chủng tộc: loại ung thư này thường gặp ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi
– Tuổi tác: bệnh thường xuất hiện ở người lớn trong độ tuổi từ 30 – 50
– Những thực phẩm chứa muối: chế độ ăn nhiều cá và thịt muối khi còn trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh
– Bệnh sử gia đình: nếu một thành viên trong gia đình bị ung thư vòm họng, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ tăng lên
– Rượu và thuốc lá: nếu bạn uống hoặc hút một lượng lớn các chất kích thích này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các phương pháp phòng và cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh ung thư vòm họng
Tầm soát ung thư vòm họng
Tầm soát ung thư vòm họng là cách ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất hiện nay
Việc thực hiện tầm soát ung thư vòm họng có thể phát hiện sớm các bất thường kể cả khi cơ thể bạn vẫn đang mạnh khỏe. Chính vì vậy, đây có thể coi là cách ngăn ngừa bệnh ung thư tốt nhất hiện nay.
Các trường hợp nên thực hiện tầm soát ung thư vòm họng gồm:
– Những người từ 40 tuổi trở lên
– Các đối tượng dưới 40 tuổi nếu tiền sử gia đình có trường hợp mắc bệnh ung thư vòm họng , uống rượu nhiều, hút thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn..
– Xuất hiện các triệu chứng bất thường như thường xuyên chảy máu cam, ù tai, đau đầu, nghẹt mũi…
Duy trì chế độ ăn uống thích hợp
– Tạo và duy trì thói quen ăn uống một cách khoa học, cụ thể như: Trong bữa ăn nên tăng cường nhiều rau xanh, và trái cây như là cà rốt, chuối, hay củ cải…. bởi trong những loại rau củ quả kể trên có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại tế bào ung thư.
– Luôn duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ khoảng ít nhất 4-6 lần trong một tuần, điều này sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thêm nghệ để chế biến món ăn, nghệ có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư vòm họng phát tán.
– Không nên sử dụng các loại đồ muối chua như cà muối, dưa muối, kim chi… để phòng tránh ung thư vòm họng.
Không sử dụng đồ uống khi còn quá nóng
– Không ăn thức ăn mặn, thức ăn muối như thịt muối, cá muối, thức ăn lên men như dưa muối, cà muối
– Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Không sử dụng đồ nướng thường xuyên
Không sử dụng các chất kích thích
– Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas
– Tập thể dục thể thao để tăng sức sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Kết luận
Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả thông qua việc duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tầm soát định kỳ. Việc hiểu rõ các triệu chứng và biến chứng của bệnh sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Hãy luôn chăm sóc sức khỏe của mình và gia đình bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên. Đừng quên, sức khỏe là tài sản quý giá nhất, hãy bảo vệ nó từ hôm nay!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.