Ung thư tuyến giáp thể nhú là căn bệnh không hiếm gặp, nếu không phát hiện và điều trị triệt để dễ gây ra các biến chứng nặng nề, nguy hiểm cho người bệnh.
Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?
Là căn bệnh xuất phát từ tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi một cách bất thường mà cơ thể không kiểm soát được. Bệnh ảnh hưởng đến chức năng tiết hormone tăng trưởng, khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn.
Những giai đoạn phát triển của bệnh
Giai đoạn 1
Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 1 rất khó phát hiện vì không có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Lúc này, khối u có kích thước nhỏ chỉ dưới 2cm hình thành bên trong tuyến giáp, chưa lây lan ra bên ngoài, cách hạch bạch huyết và các bộ phận gần đó. Giai đoạn 1 chỉ được phát hiện nếu như người bệnh có thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ.
Giai đoạn 2
Ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn 2 có các khối u lớn từ 2 đến 4 cm và phát triển ra các khu vực bên ngoài tuyến giáp. Nếu có những dấu hiệu bất thường ở vùng cổ họng (nuốt khó, ho khan…) nhưng không phải bị bệnh về tai mũi họng, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nhất.
Giai đoạn 3
Khối u lúc này có kích thước tới 4cm. Dù vậy thì khối u vẫn chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Ở giai đoạn 3 thì ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không? Bệnh nhân ở giai đoạn 3 vẫn có có cơ hội phục hồi hoàn toàn nếu tích cực điều trị. Lúc này khối u chèn lên các bộ phận xung quanh gây ra những cơn đau khó chịu và cần phải kiêng một số loại thực phẩm trong quá trình điều trị.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh và không hẳn tất cả các bệnh nhân đều có những biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú di căn hạch, cụ thể là các khối u bắt đầu phát triển lan ra ngoài tuyến giáp đến phần hạch bạch huyết ở cổ và ngực sau đó, tiếp tục đến gần các mạch máu khác trong cơ thể. Cuối cùng là lây lan trên các cơ quan khác của cơ thể như xương hay phổi.
Nhiều bệnh nhân quan tâm việc ung thư tuyến giáp sống được bao lâu, câu trả lời tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh và quá trình điều trị. Các bệnh ung thư nói chung đều cần phải được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực mới có cơ hội sống sót cao, tỉ lệ tái phát ít. Do đó, mỗi người nên có thói quen sống lành mạnh, hấp thu dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bạn có thể xem thêm:
- Ung Thư Tử Cung Có Chữa Được Không?
- Ung Thư Nội Mạc Tử Cung: Triệu Chứng Và Các Giai Đoạn
- Gen Là Gì Và Đột Biến Gen Ảnh Hưởng Thế Nào Tới Sức Khỏe?