Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh rối loạn tâm thần với nhiều triệu chứng phức tạp. Người mắc bệnh thường sẽ có những thay đổi về trạng thái tâm lý, ngoài ra tác động bệnh tiêu cực lên sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh lý này.
Bệnh rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, tình trạng tâm thần thay đổi thất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc tăng động, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
Bệnh có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn.
Sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh thường xuất hiện vài lần trong năm hoặc có thể nhiều lần trong tuần.
Rối loạn lưỡng cực là gì?
Các dạng rối loạn lưỡng cực
Dưới đây là các loại rối loạn lưỡng cực thường gặp:
- Rối loạn lưỡng cực I bao gồm các giai đoạn tâm trạng thay đổi rõ rệt từ hưng cảm đến trầm cảm.
- Rối loạn lưỡng cực II là một dạng nâng cao tâm trạng nhẹ hơn, bao gồm các giai đoạn hưng cảm nhẹ hơn xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm nặng.
- Rối loạn chu kỳ hay giai đoạn rối loạn hỗn hợp được đặc trưng bởi các giai đoạn ngắn của triệu chứng hưng cảm xen kẽ với các giai đoạn ngắn của các triệu chứng trầm cảm, không lan rộng hoặc kéo dài.
Cách phòng ngừa rối loạn lưỡng cực
Khó có thể phòng ngừa rối loạn tâm lý, nhưng bạn có thể tự giúp mình gia tăng nguồn sức mạnh bản thân khi đối diện với thử thách cuộc sống bằng cách:
- Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng
- Tập thể dục đều đặn để cải thiện tâm trạng và sức khỏe
- Có các mối quan hệ lành mạnh
- Tăng cường tiếp xúc, trò chuyện với mọi người, tham gia hoạt động xã hội hoạt động tập thể, đi du lịch
- Ngủ đủ giấc và không lạm dụng chất kích thích
Tích cực trò chuyện với mọi người giúp cải thiện tình trạng rối loạn lưỡng cực
Như vậy, chứng rối loạn lưỡng cực là một trong những chứng bệnh tâm lý phức tạp, khó điều trị và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và thậm chí là tính mạng của người bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, đừng ngần ngại đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.