Bỏng được biết đến là một trong những tình trạng tổn thương khá phổ biến hiện nay, ai cũng có thể là nạn nhân của việc sơ xuất này. Thông thường trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ bị bỏng do bản tính nghịch ngợm, hiếu động, tò mò. Bòng có thể sẽ không gây đau đớn nhưng việc chữa trị khá phức tạp và kéo dài, đồng thời có thể để lại di chứng về sau như sẹo, co kéo cơ, tàn phế,… thậm chí có thể gây tử vong. Vậy bạn đã biết cách sơ cứu khi bị bỏng nặng đúng cách chưa? Sau đây hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Sơ cứu khi bị bỏng nặng do hỏa hoạn
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_cuu_khi_bi_bong_nang_1_479650b632.png)
Dưới đây là một số cách sơ cứu tùy theo cấp độ bỏng do hỏa hoạn mà bạn nên biết.
Bỏng phía bên ngoài bề mặt
Với mức độ này thì bạn chỉ bị đỏ mặt phía bên ngoài của da, gây cho bạn cảm giác đau nhức, kèm theo khó chịu. Cách sơ cứu loại bỏng này do hỏa hoạn khá đơn giản, bạn cần tiến hành cho vùng bị bỏng da vào nước sạch, mát ngâm khoảng tầm 15 – 20 phút. Tiếp đến bạn thấm nhẹ vùng vết bỏng bằng với khăn sạch nhằm lau khô rồi tiến hành dùng băng gạc sạch băng lại vùng vết bỏng.
Một phần da bạn bị ảnh hưởng gây bỏng
Ở cấp độ này thì lớp biểu bì và một phần của lớp chân bì da của bạn sẽ bị ảnh hưởng gây tổn thương, dần hình thành các túi nước phình lên to. Một khi lớp túi nước này bị vỡ thì vết thương vùng bỏng sẽ gây cho bạn cảm giác đau nhức, rát.
Cách sơ cứu đó chính là bạn cần ngâm vết bỏng trực tiếp vào nước sạch, mát giúp ngăn các vết bỏng dần lan ra. Sau đó bạn tiến hành băng vết thương cẩn thận nhằm tránh các tác nhân khói bụi trên đường di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất ở khu vực nơi bạn sinh sống.
Ảnh hưởng, tổn thương toàn bộ lớp da
Đây được biết đến là mức độ vô cùng nguy hiểm, nghiêm trọng. Khi toàn bộ lớp da, lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ bên dưới da bạn đã bị tổn thương trầm trọng. Da bạn sẽ dần cứng và xám lại ngay nếu bạn không sơ cứu nhanh chóng.
Cách thực hiện sơ cứu này bạn cần phải ngâm vết thương ngay và trực tiếp vào nước khoảng 15 – 20 phút nếu không sẽ xảy ra hậu quả nghiêm trọng như bại liệt toàn thân. Tiếp đến bạn dùng miếng gạc lạnh đắp lên, sau đó nhờ người thân đưa đi cấp cứu ngay lập tức tại các cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng về sau nếu thực hiện các thao tác nhanh chóng và đúng cách.
Sơ cứu khi bị bỏng nặng do nước sôi
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_cuu_khi_bi_bong_nang_2_b8bee21327.png)
Việc đầu tiên bạn cần làm khi bị bỏng do nước sôi đó chính là nhanh chóng cho vết bỏng trực tiếp vào nước mát, sạch trong 15 – 20 phút. Chú ý rằng bạn không nên bỏ đó hoặc xối nước trục tiếp vào vùng da bỏng quá mạnh vì sẽ có thể gây bong tróc khiến vết thương càng trở nặng thêm.
Việc sơ cứu khi bị bỏng nặng bằng nước sôi sẽ khiến vết thương của bạn giảm đau nhức, sưng tấy, bên cạnh điều này sẽ giúp bạn ngăn được các vết bỏng không ăn sâu dần vào bên trong. Sau đó bạn thực hiện các thao tác sử dụng gạc sạch băng vùng da bị bỏng giúp tránh khỏi bụi gây nhiễm trùng da.
Nếu vết bỏng của bạn quá nặng và lớn thì bạn cần thực hiện các thao tác nhanh chóng và đúng cách để có thể đưa đến trung tâm y tế để được điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể. Để các bác sĩ có thể điều trị và dặn dò hướng dẫn chăm sóc cho người bị bỏng.
Sơ cứu khi bị bỏng nặng do các hóa chất
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/so_cuu_khi_bi_bong_nang_3_2cc651ddf7.png)
Khi bạn bị bỏng do các chất hóa chất có thể do các yếu tố sau đây gây nên: Chất tẩy rửa, axit của pin ôtô, amoniac, chất tẩy rửa của răng giả,… Nếu bạn bị bỏng do các chất trên, bạn cần sơ cấp cứu bằng cách cho vết thương vào dưới vòi nước mát, không nên cho nước chảy quá mạnh vì có thể gây nghiêm trọng vết bỏng thêm. Bạn cần ngâm vết bỏng trong vòng 15 – 20 phút. Sau đó thực hiện lau sạch vùng vết bỏng nhẹ nhàng bằng khăn khô, tiến hành băng vết bỏng nhanh chóng để có thể đưa đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức.
Nếu vết bọng khá nghiêm trọng gây cho bạn cảm giác đau nhức quá mức thì bạn có thể sử dụng thuốc aspirin trước khi di chuyển đến bệnh viện. Tuy nhiên bạn không nên cho trẻ dưới 18 tuổi sử dụng loại thuốc này vì sẽ có thể gây ra hội chứng về Reye, và cần cân nhắc đối với những người bị dị ứng thuốc.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu về các cách sơ cứu khi bị bỏng nặng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin cũng như biết được cách sơ cứu khi bị bỏng đúng cách để không gây nên di chứng về sau.
Minh Thúy
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.