Chức năng của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn, loại bỏ độc tố và hấp thụ chất dinh dưỡng để tạo năng lượng. Nhiều yếu tố khiến sức khỏe hệ tiêu hóa kém và một trong số đó là lối sống ít vận động. Để cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hay táo bón, chúng ta cũng cần phải biết các bài tập giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu về các bài tập tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa và chế độ ăn uống như nào là hợp lý dành cho người rối loạn tiêu hóa nhé.
Bài tập giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Những hiểu biết về rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột, tỷ lệ cân bằng (85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại) bị phá vỡ dẫn đến loạn khuẩn ở đường ruột. Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau trên nhiều bộ phận của hệ tiêu hoá, cũng có thể chỉ ảnh hưởng trên một bộ phận nhất định.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp:
- Rối loạn đại tiện
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội
- Đầy hơi khó tiêu
- Đắng miệng
- Buồn nôn
Khi bị gặp các triệu chứng bất lợi trên, nhiều người hay sử dụng thuốc để đối phó với từng loại rối loạn như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm co thắt, thuốc kháng sinh,… Tuy nhiên, một số thuốc rối loạn tiêu hóa phải được sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài việc sử dụng thuốc, nhiều người chọn các cách đơn giản hơn dễ áp dụng tại nhà như thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
Bài tập nào tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa?
Tập thể dục có nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần, cũng đóng vai trò quan trọng giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Thói quen tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày sẽ giúp duy trì chức năng hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều hòa đường ruột để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
Một số bài tập tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa bao gồm:
- Đi bộ: Giúp tăng thêm co bóp cho ruột, cho phép tiêu hóa thức ăn thông qua các cơ quan tiêu hóa. Việc đi bộ thường xuyên có thể cải thiện chướng bụng, đầy hơi, đại tiện dễ dàng hơn.
Đi bộ tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn
- Đạp xe: Khoảng 10 – 15 phút giúp thức ăn lưu thông qua ruột dễ dàng hơn và giảm mất nước qua phân, hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề về tiêu hóa.
- Gập bụng: Bài tập này tập trung vào các cơ bụng để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hiệu quả trong việc giảm khí gas trong ống tiêu hóa. Bên cạnh đó, bài tập này cũng có hiệu quả trong việc cải thiện đường thoát của phân. Bạn nên tập gập bụng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 12 động tác.
- Hít thở sâu: Hít thở sâu không chỉ tốt cho thanh quản và cổ họng mà còn có thể cải thiện một số phần của hệ tiêu hóa và giúp ổn định quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Yoga: Các tư thế yoga có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Yoga cũng giúp giảm stress – một trong những nguyên nhân làm nặng thêm hội chứng ruột kích thích (IBS) và chứng khó tiêu.
Chế độ ăn uống như nào là hợp lý?
Tình trạng rối loạn tiêu hóa hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Trong thực đơn hằng ngày, người bệnh rối loạn tiêu hóa nên bổ sung các loại thực phẩm dưới đây:
- Cháo: Cháo mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, không gây kích thích đường ruột, cung cấp các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Người bệnh nên sử dụng các loại cháo thanh đạm như cháo bí ngô thịt nạc, cháo cá diếc táo đỏ, cháo bát bảo.
- Trái cây và rau củ giàu vitamin, khoáng chất: Tăng đề kháng và miễn dịch, làm đẹp da, có lợi cho hệ tiêu hóa như chuối, dứa, bơ, táo,… Ngoài bổ sung vitamin khoáng chất, chúng còn cung cấp cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giảm nguy cơ táo bón, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Thực đơn cho người rối loạn tiêu hóa
- Thịt trắng: Cá, thịt gà,… là các loại thịt trắng có chứa hàm lượng đạm cao mà lại dễ hấp thụ hơn thịt đỏ. Chất đạm từ thịt trắng còn hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường ruột, tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh.
- Sữa chua: Chứa hàm lượng lớn lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động. Ăn một hộp sữa chua sau bữa chính khoảng 1-2 tiếng giúp tránh khó tiêu, đầy hơi, giảm táo bón.
- Gừng: Có tác dụng chống nôn, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đầy bụng, kích thích cảm giác thèm ăn, hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Một tách trà gừng ấm rất hữu ích trong việc làm thuyên giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài bổ sung những thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày, cách trị rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà cần ưu tiên chọn nguồn nguyên liệu tươi sạch, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ và sử dụng đúng cách, chế độ ăn lành mạnh và cân đối là yếu tố quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.