Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Bún gạo lứt là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đặc biệt thích hợp dành cho người đang trong giai đoạn ăn kiêng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về lượng calo có trong bún gạo lứt và cách sử dụng món ăn này để không gây tăng cân.
Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Giá trị dinh dưỡng của bún gạo lứt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bún gạo lứt khô sẽ có khoảng 320 – 350 calo và gồm nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như chất xơ, protein, chất béo,…
Hơn thế nữa, bún gạo lứt còn bao gồm các loại dưỡng chất khác, như Vitamin B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic, acid folic, para aminobenzoic và các khoáng chất như sắt, canxi, magie, glutathione, selen, kali và natri.
Tùy vào các cách chế biến và từng loại bún gạo lứt mà chúng có chỉ số calo thay đổi khác nhau. Ví dụ như trong 100g bún gạo lứt đen có khoảng 170 calo còn trong 100g bún gạo lứt đỏ lại có khoảng 214 calo.
Bún gạo lứt bao nhiêu calo?
Lợi ích đối với sức khỏe khi ăn bún gạo lứt
Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng dồi đào, dưới đây là một số lợi ích từ bún gạo lứt đem lại cho sức khỏe.
Tốt cho tim mạch
Bún gạo lứt cung cấp một lượng chất xơ cao và các chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch. Những thành phần như magie, lignans… trong bún gạo lứt có tác dụng giảm huyết áp, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Phù hợp cho người tiểu đường
Bún gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với bún gạo trắng. Khi ăn bún gạo lứt, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường một cách chậm rãi và ổn định, giúp duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu.
Không chứa gluten tự nhiên
Gạo lứt tự nhiên không chứa gluten, điều này làm cho bún gạo lứt trở thành lựa chọn an toàn cho những người có dị ứng hoặc không thể dung nạp loại protein này. Bệnh không dung nạp gluten, hay còn gọi là Celiac, là trạng thái khi cơ thể không thể hấp thu các thực phẩm chứa gluten.
Ăn bún gạo lứt có giảm cân không?
Nhờ vào hàm lượng chất xơ khá cao có trong bún gạo lứt giúp tạo cảm giác no lâu hơn cũng như giảm cảm giác thèm ăn. Đây là thực phẩm phù hợp cho người đang trong chế độ ăn kiêng.
Một nghiên cứu cho thấy một nhóm phụ nữ thừa cân ăn một lượng gạo lứt trong 6 tuần đã giảm trọng lượng cơ thể và vòng eo một cách đáng kể so với nhóm phụ nữ ăn gạo trắng với cùng một lượng như gạo lứt.
Ngoài ra, bún gạo lứt còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể trong quá trình giảm cân.
: Thực đơn giảm cân khoa học – Giữ dáng an toàn, hiệu quả
Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn bún gạo lứt có béo không?
Hướng dẫn cách ăn bún gạo lứt đúng cách
Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn bún gạo lứt sao cho đúng? Để việc ăn bún gạo lứt có thể giảm cân hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bạn nên tuân thủ theo một số lời khuyên sau đây.
Ăn bao nhiêu bún gạo lứt là hợp lý?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn bún gạo lứt khoảng 2 – 3 lần/tuần. Ăn quá nhiều bún gạo lứt có thể dẫn đến tăng lượng calo, làm tăng cân. Ngoài ra, có thể gây ra các vấn đề trong hệ tiêu hóa như đau bụng và cảm giác đầy hơi.
Cách chế biến bún gạo lứt ngon không lo tăng cân
Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Chế biến bún gạo lứt như thế nào? Dưới đây là một số gợi ý về cách chế biến bún gạo lứt tránh tăng cân.
Bún gạo lứt trộn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu: 50g bún gạo lứt, nấm đông cô, hành lá, gừng, cà rốt, hành tây.
- Gia vị: Dầu ô liu, nước tương, dầu hào, đường, tiêu…
Sơ chế nguyên liệu:
- Rửa sạch thịt heo, để ráo bớt rồi dùng dao xắt miếng vừa ăn.
- Cắt hạt lựu cà rốt và hành tây.
- Ngâm tàu hũ ky và mộc nhĩ trong nước khoảng 15 phút, vớt ra rửa sạch rồi cắt sợi.
Tiến hành chế biến:
- Luộc bún gạo lứt.
- Xào rau củ bao gồm cà rốt, mộc nhĩ, hành tây đến khi săn lại rồi sau đó cho thịt lợn, bún gạo lứt, tàu hũ ky vào xào chung.
- Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị là hoàn thành.
Gợi ý công thức chế biến bún gạo lứt
Bún gạo lứt ức gà
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu: 100g bún gạo lứt, 150g ức gà, 100g nấm rơm.
- Gia vị: muối, tiêu, đường,…
Sơ chế nguyên liệu:
- Khử mùi của ức gà với muối, gừng rồi rửa lại sạch với nước, rồi cắt miếng vừa ăn.
- Ướp gà với hành tím băm, tiêu, muối trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
- Rửa sạch nấm rơm, hành lá và ngò rồi cắt thành miếng vừa ăn.
Tiến hành chế biến:
- Luộc bún gạo lứt.
- Đun sôi 500ml nước và nấm rơm trong khoảng 5 phút.
- Tiếp đó, cho ức gà vào nồi, trụng sơ trong khoảng 2 phút, rồi nêm lại gia vị cho vừa ăn.
- Cho bún gạo lứt vào tô cùng 1 vài miếng ức gà, thêm hành lá, ít tiêu, ngò.
Bún gạo lứt cá
Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu: 100g bún gạo lứt, 200g cá rô phi, cà chua, rau cải, gừng, hành tím…
- Gia vị: tiêu, đường, muối, ớt…
Sơ chế nguyên liệu:
- Làm sạch cá, luộc với vài lát gừng để khử mùi tanh.
- Ướp cá với nước mắm gừng trong 15-30 phút để cá thấm gia vị.
- Hành tím băm nhỏ, rau cải rửa sạch, để ráo, thái vừa ăn.
- Đun khoảng 500ml nước, ninh phần đầu và thân cá trong 30 phút, vớt bỏ xương, thêm hành tím, cà chua, nêm nếm theo khẩu vị.
Tiến hành chế biến:
- Luộc bún gạo lứt.
- Chiên thịt cá với hành phi thơm đến khi săn lại
- Cho bún ra tô cùng với cá đã chiên, thêm rau cải, hành lá và ớt rồi cho nước dùng vào là hoàn thành.
Với thông tin về bún gạo lứt bao nhiêu calo của bài viết trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ về những lợi ích của bún gạo lứt cũng như cách chế biến đúng cách để đảm bảo tận dụng được trọn vẹn dinh dưỡng và duy trì cân nặng hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
-
Mẹo ăn khoai lang đúng cách giúp giảm cân nhanh chóng
-
Top 5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đường ăn kiêng
-
Gợi ý 7 thực đơn tăng cân cho người gầy hiệu quả nhất
-
Bí quyết nhịn ăn gián đoạn theo độ tuổi giảm cân hiệu quả