Bromhexin là thuốc được sử dụng để điều trị ho có đờm với rất nhiều biệt dược khác nhau, có cả dạng viên uống và siro thích hợp với các đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người lớn.
Bromhenxin là thuốc gì?
Theo Dược thư Quốc gia 2015, thuốc Bromhexin được chỉ định trong các trường hợp: Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính. Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
- Bromhexin thuộc nhóm thuốc long đờm.
- Các dạng bào chế và hàm lượng thuốc
- Viên nén 4mg và 8mg.
- Lọ 60ml và 150ml dung dịch uống 0,2% (1ml có 2mg, 1 thìa cà phê 5ml có 10mg).
- Lọ 30ml và 60ml cồn ngọt (elixir) 0,08% (1 thìa cà phê 5ml có 4mg).
- Ống tiêm 2ml có 4mg (dung dịch 0,2%).
Có một số chế phẩm phối hợp bromhexin với thuốc kháng khuẩn, thuốc long đờm, dưới dạng viên nén, sirô hoặc dung dịch uống.
Bromhexine có nhiều dạng bào chế và hàm lượng khác nhau
- Chỉ định sử dụng thuốc
- Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính.
- Bromhexin thường được dùng như một chất bổ trợ với kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
- Thuốc Bromhexin chống chỉ định đối với: Người dị ứng với bromhexin hay bất kỳ thành phần niêm yết khác trong sản phẩm.
- Cách bảo quản thuốc: Bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Thuốc bromhexin có những tác dụng nào?
Thuốc Bromhexin được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Rối loạn tiết dịch phế quản, nhất là trong đợt cấp tính của viêm phế quản cấp và mạn tính.
- Bromhexine thường được sử dụng như một chất bổ trợ với các loại thuốc kháng sinh, khi bị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp.
- Bromhexine cũng đã được sử dụng đường uống và tại chỗ trong điều trị các hội chứng khô mắt liên quan đến khả năng sản xuất chất nhầy bất thường.
Hướng dẫn dùng thuốc long đờm bromhexin an toàn, hiệu quả
Nên dùng thuốc Bromhexin theo đúng chỉ định của các bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm thông tin ở trên nhãn thuốc. Sử dụng thuốc này cùng với thức ăn, có thể dùng trong mỗi bữa ăn hay sau bữa ăn.
Trong trường hợp không hiểu rõ về quá trình dùng thuốc Bromhexin, hoặc không biết cách sử dụng an toàn hãy nhanh chóng trao đổi với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định
Cách sử dụng thuốc Bromhexin
- Uống viên nén thuốc Bromhexin với 1 cốc nước.
- Dung dịch uống: Không được sử dụng để phun sương.
- Dung dịch tiêm: Thuốc dung dịch tiêm Bromhexin có thể tiêm bắp, tĩnh mạch chậm trong 2 – 3 phút. Dung dịch tiêm cũng có thể truyền tĩnh mạch cùng với dung dịch glucose 5% (pha tới 20mg/500ml), hoặc dung dịch tiêm natri clorid 0,9% (pha tới 40mg/500ml). Tuyệt đối, không được trộn với dung dịch kiềm vì thuốc sẽ bị tạo ra kết tủa.
Thuốc bromhexin gây ra những tác dụng phụ gì?
Thuốc Bromhexin được dung nạp tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Bromhexin có thể gặp những tác dụng không mong muốn bao gồm:
- Đau đầu, chóng mặt;
- Vã mồ hôi;
- Phát ban, mẩn đỏ kèm ngứa trên bề mặt da;
- Ho hay bị co thắt phế quản.
Các tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa như bao gồm:
- Cảm giác chướng bụng và đầy hơi;
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhiều, khó tiêu;
- Buồn nôn, nôn mửa.
Một số người bệnh có thể gặp tác dụng phụ nổi ban da mày đay sau khi dùng Bromhexin
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng ngoại ý như trên. Người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ khác đối với sức khỏe không được đề cập. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc những nhân viên y tế có chuyên môn.
Khi sử dụng thuốc bromhexine cần lưu ý điều gì?
Thận trọng khi sử dụng thuốc Bromhexine cho các trương hợp sau:
- Không dùng thuốc ức chế ho như codein trong khi người bệnh đang dùng Bromhexine, vì có nguy cơ ứ đọng đờm ở đường hô hấp.
- Thận trọng với người có tiền sử loét dạ dày. Do Bromhexin có tác dụng làm lỏng và tiêu dịch nhầy, nên có thể gây huỷ hoại hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thận trọng khi dùng cho người bệnh hen, vì Bromhexine có thể gây co thắt phế quản ở một số người dễ mẫn cảm.
- Thận trọng và theo dõi ở người bệnh có suy gan hoặc suy thận nặng. Vì sự chất chuyển hoá và thải trừ Bromhexine có thể bị giảm.
- Thận trọng khi dùng Bromhexin cho người bị suy nhược cơ thể, người già quá yếu. Vì nhưng đối tượng này không có khả năng khạc đờm, do đó làm tăng ứ dịch đờm và giảm hiệu quả điều trị.
- Đối vơi thuốc dạng sirô, sau khi đã dùng hết số lần sử dụng ghi trên nhãn hoặc quá 2 tháng sau khi mở nắp hộp thì thuốc còn lại phải bỏ đi vì có thể liều lượng không còn đảm bảo nữa.
- Để thuốc xa tầm tay của trẻ em để tránh việc trẻ ăn hoặc uống nhầm thuốc, có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa và gây ra một số bệnh lý khác nguy hiểm cho trẻ. Nếu có ăn hoặc uống nhầm, cần phải ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
- Người bệnh không nên tự ý tăng hay giảm liều, vì như thế có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, hoặc làm giảm hiệu quả điều trị thuốc.
- Người bệnh không tự ý dừng thuốc mà phải tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Việc tự ý ngưng dùng thuốc có thể gây giảm miễn dịch của cơ thể, và có thể làm tăng triệu chứng của một số bệnh.
- Khi ngưng sử dụng thuốc Bromhexine cần giảm từ từ, không nên dừng đột ngột. Lưu ý không bỏ quên quá 2 liều liên tiếp.
- Cần thận trọng với những người đang lái tàu xe hoặc vận hành máy móc, vì thuốc Bromhexine có thể gây ra chóng mặt, mệt mỏi.
Trước khi dùng cần biết những gì?
Trước khi sử dụng thuốc Bromhexin, người bệnh cần biết thuốc chống chỉ định cho người bị dị ứng với thuốc hoặc bất kể thành phần nào có trong sản phẩm.
Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do quá liều cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp thích hợp để loại bỏ phần thuốc chưa được hấp thu ở dạ dày, ruột.
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú sử dụng thuốc được không?
- Thời kỳ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ và có kiểm soát về dùng bromhexin cho người mang thai, vì vậy không khuyến cáo dùng bromhexin cho người mang thai.
- Thời kỳ cho con bú: Chưa biết bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ hay không; vì vậy không khuyến cáo dùng bromhexin cho phụ nữ nuôi con bú. Nếu cần dùng thuốc thì tốt nhất là không cho con bú.
Bromhexine tương tác với những thuốc nào?
– Không phối hợp bromhexin với thuốc làm giảm tiết dịch (giảm cả dịch tiết khí phế quản) như các thuốc kiểu atropin (hoặc anticholinergic) vì làm giảm tác dụng của bromhexin.
– Không phối hợp với các thuốc chống ho.
– Khi kết hợp bromhexin với các kháng sinh (amoxicilin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh vào mô phổi và phế quản.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc không?
Thực phẩm, rượu hay thuốc lá: Trong quá trình sử dụng thuốc Bromhexin, người bệnh cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Nhìn chung, tương tác thuốc với thuốc hay thuốc với thực phẩm hay đồ uống như rượu bia có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc thông báo cho bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược, thực phẩm chức năng hay thực phẩm, đồ uống có nguy cơ để giúp bác sĩ xem xét kê đơn phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.
Hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích khi dùng thuốc Bromhexin
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.