Một trong những nguyên nhân khiến bệnh sỏi thận trở thành bệnh lý nguy hiểm là rất khó nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. Các ca mắc sỏi thận thường chỉ nhận biết và điều trị khi bệnh đã chuyển nặng và nguy cơ biến chứng sỏi thận tăng cao.
Thế nào là bệnh sỏi thận?
Trước khi khám phá những biến chứng sỏi thận đối với sức khỏe, bạn đọc cần hiểu rõ về bệnh lý này. Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu phổ biến, có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất là người từ 30 – 60 tuổi.
Hệ tiết niệu khi bắt đầu lắng đọng tạp chất, cặn canxi, cặn thận, từ đó dần hình thành sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ này có xu hướng theo đường dẫn nước tiểu để đào thải ra bên ngoài, không gây nguy hại đối với sức khỏe của thận nói riêng hay cơ thể nói chung.

Tuy nhiên, trong quãng đường sỏi kết tinh di chuyển nếu có cản trở hoặc vấn đề nào đó khiến viên sỏi bị vướng lại, lâu dần sẽ tích tụ với những viên sỏi nhỏ khác tạo thành sỏi to hơn gọi là sỏi thận. Chính sự xuất hiện của những viên sỏi ngày càng lớn dần này đã khiến nước tiểu bị ứ đọng, cản trở dòng chảy của nước tiểu ra ngoài, dẫn đến giãn phình hoặc tắc nghẽn đường tiểu dưới.
Viên sỏi càng to thì nguy cơ biến chứng sỏi thận càng cao, bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, ứng đọng nước trong thận, viêm bàng quang, viêm tắc đường tiểu,… Những biến chứng này nếu tiếp tục không được xử lý đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của người bệnh.
Biến chứng sỏi thận bạn cần biết
Các bác sĩ chia sẻ, bệnh nhân bị sỏi thận không điều trị dứt điểm hoặc tình trạng bệnh chuyển biến nhanh, nặng sẽ khiến nguy cơ dẫn đến một số biến chứng sỏi thận sau đây càng cao.
Đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Biến chứng sỏi thận đầu tiên phải kể đến chính là nhiễm trùng đường tiết niệu. Viên sỏi nằm trong đường tiết niệu gây cản trở nước tiểu thoát ra ngoài, khiến những cặn bẩn và vi khuẩn tích tụ lại trong đường tiểu ngày một nhiều hơn. Trường hợp viên sỏi có kích thước lớn hoặc hình dạng sắc nhọn làm đường tiết niệu trầy xước, đây chính là cơ hội để những chất bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bị biến chứng sỏi thận là nhiễm trùng đường tiểu bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sốt cao, đau buốt khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ,… Những triệu chứng này có thể kèm theo cảm giác đau nhức thắt lưng rất khó chịu, cản trở vận động hàng ngày.
Suy thận – Biến chứng sỏi thận nguy hiểm
Nói đến biến chứng sỏi thận thì không thể nào bỏ qua suy thận – một trong những biến chứng có nguy cơ cao và mức độ nguy hiểm nhất định. Những hạt sỏi trong đường tiểu khi phát triển quá to hoặc nhiều viên sỏi cùng di chuyển sẽ khiến đường tiểu bị tắc nghẽn, người bệnh bị tắc tiểu hoàn toàn. Hiện tượng này nếu duy trì đủ lâu có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi bàng quang và thận bị ứ nước, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài khiến chất bẩn và vi khuẩn ứ đọng trong cơ thể gây nhiễm trùng, phá hủy mô cầu thận. Số lượng tế bào thận bị mất đi khoảng 75% gây nguy cơ suy thận cao. Khi này, người bệnh cần chạy thận, ghép thận mới hoặc phải cắt bỏ bên thận bị suy.
Vỡ thận
Những biến chứng sỏi thận nêu trên nếu không xử lý kịp sẽ tiến đến nguy cơ vỡ thận, phá hủy thận hoàn toàn. Thận ứ quá nhiều nước trong thời gian dài đến giới hạn chịu đựng, toàn bộ mô thận bị phá hủy và vỡ thận. Tuy đây là biến chứng ít gặp nhưng nếu có, khi thận ứ đọng sẽ kích thích dây thần kinh tác động đến lớp vỏ thận tạo thành những cơn đau quặn khó chịu, viêm đường tiểu nặng hoặc hoại tử đường tiểu.
Tắc nghẽn đường tiểu
Biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận là tắc nghẽn đường tiểu. Sỏi thận khi di chuyển đến niệu đạo nhưng có kích thước quá lớn, không thể thoát khỏi niệu đạo sẽ kích thích niệu đạo tăng cường co bóp mạnh mẽ để đẩy sỏi ra ngoài, giải phóng tắc nghẽn đường tiểu. Đây cũng là lúc bạn cảm thấy căng tức bụng kèm theo cơn đau nhức âm ỉ. Nếu sỏi không được tống ra, niệu đạo càng co bóp mạnh hơn nữa làm cơn đau ngày một tăng.
Bệnh nhân sỏi thận nên làm gì?
Để hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng sỏi thận nêu trên, người đang mắc bệnh sỏi thận hoặc chưa mắc cần thường xuyên khám sức khỏe tổng quát nhằm sớm nhận biết dấu hiệu bất thường về sức khỏe, từ đó chữa trị bệnh sớm và khả năng biến chứng cũng giảm, tỷ lệ chữa khỏi cao.
Ngoài ra khi bị sỏi thận và đã điều trị, bạn cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận để tránh nguy cơ sỏi tái phát. Rất nhiều trường hợp chữa sỏi thận xong vẫn bị tái lại với số lượng sỏi nhiều hơn, tình trạng bệnh lý cũng nặng hơn trước, đe dọa sức khỏe và tính mạng.
Trong quá trình chữa sỏi thận bệnh nhân cũng được kê thêm thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh nhằm hạn chế khả năng nhiễm trùng gây đau đớn cho người bệnh. Kích thước viên sỏi dưới 5mm thường được điều trị bằng thuốc uống và khuyến khích uống thật nhiều nước để tăng đào thải, bài tiết viên sỏi ra ngoài.

Với những bệnh nhân có viên sỏi lớn hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc mổ sỏi thận hoặc tán sỏi bằng phương pháp hiện đại để điều trị hiệu quả, an toàn nhất cho bệnh nhân. Một số phương án loại bỏ sỏi thận kích thước lớn như:
- Tán sỏi bên ngoài cơ thể bằng sóng xung kích;
- Mổ sỏi thận bằng cách nội soi qua da;
- Nội soi tán sỏi bằng ống mềm;
- Nội soi tán sỏi thận bằng ống nội soi cứng.
Nhìn chung, biến chứng sỏi thận rất nguy hiểm và khôn lường vì diễn biến bệnh nhanh và khó lường trước. Ngoài tuân thủ uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, loại bỏ sỏi thận bằng phương pháp can thiệp,… người bệnh còn cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, tăng cường rau xanh, giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều canxi, vận động thường xuyên, hạn chế bia, rượu và thuốc lá,…
- Sỏi thận 4mm có nguy hiểm hay không
- Bị sỏi thận 8mm có nguy hiểm không
- Sỏi thận 10mm có nguy hiểm không
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.