Viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis – JE) là một bệnh chuyển hóa virus mới nổi và tái xuất hiện quan trọng do muỗi truyền với tầm quan trọng lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Trên thế giới, 24 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương của WHO có sự lây truyền JE lưu hành, khiến hơn 3 tỷ người có nguy cơ lây nhiễm. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về bệnh viêm não Nhật Bản qua bài viết dưới đây.
Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?
Bệnh viêm não Nhật Bản là tình trạng bệnh nhân bị nhiễm virus cấp tính làm cho thần kinh trung ương bị tổn thương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.
Bệnh gây ra bởi một loại arbovirus nhóm B (Flavivirus) và lây truyền qua muỗi Culex, nhiễm trùng đáng sợ này diễn ra một diễn biến khác nhau với tỷ lệ tử vong rất cao và di chứng tâm thần kinh sau viêm não ở những người sống sót. Bệnh được mô tả lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1871 và ban đầu được đặt tên là viêm não loại B để phân biệt với bệnh Von Economo, được gọi là viêm não loại A. Sau đó, hậu tố B đã bị loại bỏ và bây giờ được gọi là viêm não Nhật Bản.
Nguyên nhân của bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản là do một loại virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus – JEV) thuộc nhóm B gây ra. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã phân lập được virus này vào năm 1935, nên bệnh được đặt tên là viêm não Nhật Bản.
Virus viêm não Nhật Bản thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là muỗi Culex. Loại virus này thuộc họ Flavivirus có liên quan đến bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da và nhiễm virus West Nile, lây lan qua đường muỗi đốt.
Virus viêm não Nhật Bản có kích thước 15 – 22 – 50 nanomet, là loại virus không chịu nhiệt, bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong 30 phút và 2 phút ở nhiệt độ 100 độ C. Virus có thể tồn tại trong thời gian lên đến vài năm ở trạng thái đông lạnh.
Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là gia súc như lợn, trâu bò, ngựa,… và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh, sau đó truyền sang người thông qua vết muỗi đốt. Vì vậy, viêm não Nhật Bản là một bệnh có ổ dịch thiên nhiên ở khắp nơi.
Biến chứng của bệnh viêm não Nhật Bản
Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng của viêm não Nhật Bản nguy hiểm như:
- Viêm phế quản, viêm phổi
- Viêm bể thận – bàng quang
- Loét nhiễm trùng
- Rối loạn chuyển hóa
- Rối loạn tâm thần.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những di chứng muộn có thể xuất hiện sau vài năm hay thậm chí vài chục năm như động kinh và Parkinson.
Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao, trung bình là 30% (25-35%) ở các nước nhiệt đới và 50% người bệnh có các di chứng thần kinh – tâm thần. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường khởi phát trong những ngày đầu, khi người bệnh có triệu chứng hôn mê sâu, co giật, tổn thương hành não. Chính vì vậy, người thân cần quan tâm, lưu ý đến tình trạng sức khỏe của người bệnh, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời khi có triệu chứng viêm não Nhật Bản.