Bệnh động mạch ngoại biên là một tình trạng rối loạn mạch máu phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi. Đây không chỉ là một vấn đề về sức khỏe, mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng ta cùng tìm hiểu các biến chứng bệnh động mạch ngoại biên là gì nhé.
Bệnh động mạch ngoại biên là gì?
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, do các mảng xơ vữa và huyết khối.
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) chỉ các bệnh của hệ động mạch chủ yếu là các hệ động mạch xa trung tâm như: Động mạch chi dưới, chi trên, động mạch thận, động mạch cảnh. Các động mạch đó không bao gồm mạch máu nuôi tim và não. Khi mắc bệnh động mạch ngoại biên, các chi, đặc biệt chi dưới không được nhận đủ máu để đáp ứng nhu cầu của nó, gây ra các triệu chứng như đau chân (đau cách hồi) khi đi bộ.
Biến chứng của bệnh động mạch ngoại biên
PAD không đe dọa tính mạng ngay lập tức, nhưng quá trình xơ vữa động mạch gây ra nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.
Biến chứng bệnh động mạch ngoại biên phổ biến như:
Bệnh tim mạch vành
20% người mắc bệnh động mạch ngoại biên nếu không được chẩn đoán và điều trị có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí tử vong trong vòng 5 năm.(1)
Sự tắc nghẽn trong các động mạch ở chân cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như các động mạch cung cấp máu cho tim và não gây nên các bệnh tim mạch khác (CVD) như: bệnh tim mạch vành, đau tim, đau thắt ngực,…
Thiếu máu cục bộ chi
Nếu bệnh động mạch ngoại vi là do sự tích tụ các mảng bám trong mạch máu (xơ vữa động mạch), dẫn đến lưu lượng máu đến chân bị hạn chế nghiêm trọng, chứng thiếu máu cục bộ ở chi (CLI) có thể phát triển.
Bệnh khởi đầu bằng các cơn đau không khỏi, lở loét không lành, chấn thương hoặc nhiễm trùng chân hay tay. Nhiễm trùng có thể gây ra chết tế bào (hoại tử), đôi khi đòi hỏi phải cắt cụt chi bị ảnh hưởng
Biện pháp phòng ngừa bệnh động mạch ngoại biên
Nhiều người có thể quản lý các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thông qua việc thay đổi lối sống, đặc biệt là bỏ hút thuốc. Cách phòng ngừa bệnh động mạch ngoại biên:
- Ngưng hút thuốc: Hút thuốc góp phần co thắt và thiệt hại các động mạch và là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển PAD và ngày càng tồi tệ.
- Tập thể dục: Thường xuyên vận động thể lực, như tập dưỡng sinh, đi bộ phù hợp với thể trạng (30 – 45 phút/ngày).
- Ăn chế độ ăn uống khỏe mạnh: Hạn chế bia rượu, các thực phẩm dầu mỡ, chất béo, tăng cường rau xanh và hoa quả.
- Kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết ngay cả khi không mắc bệnh và xét nghiệm sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm.
- Kiểm soát tốt các bệnh tiểu đường, cholesterol và huyết áp,…
- Duy trì cân nặng hợp lý.
Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý nguy hiểm và còn là một chỉ báo bạn có thể đang bị các bệnh tim mạch khác đi kèm. Việc phát hiện sớm và phòng ngừa tốt các yếu tố cơ bản của bệnh động mạch ngoại biên sẽ giúp bạn kiểm soát và phòng tránh tốt các nguy cơ, biến chứng của bệnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.