Mắt là cửa sổ tâm hồn, nhưng đối với trẻ em, đây cũng là một trong những bộ phận dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe. Từ tật khúc xạ như cận thị, viễn thị đến các bệnh nghiêm trọng hơn như đục thủy tinh thể bẩm sinh, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh về mắt ở trẻ là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về các bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến những bước phòng ngừa để giúp bảo vệ đôi mắt quý giá của con bạn.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh mắt
Khi mắt của trẻ bị bệnh, các dấu hiệu thường khá rõ ràng như:
- Mí mắt đỏ, đóng ghèn nhiều do nhiễm trùng mắt.
- Hai mắt không phối hợp, không đồng nhất.
- Con ngươi có màu trắng do ung thư mắt, đục thủy tinh thể.
- Chảy nhiều nước mắt.
- Nhạy cảm, sợ ánh sáng.
Các loại bệnh mắt ở trẻ thường gặp
Cận thị
- Cận thị là một dạng của tật khúc xạ, bé sẽ không thể nhìn rõ các vật ở xa, chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần, hay thậm chí những vật ở gần cũng không thể nhìn rõ.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Yếu tố gen di truyền
- Trẻ ngủ ít
- Sinh non
- Đọc sách trong môi trường không đủ ánh sáng.
- Xem tivi, điện thoại khoảng cách giữa mắt và các thiết bị điện tử quá gần.
Khi thấy bé hay mỏi mắt, nheo mắt khi phải nhìn những vật ở xa, đọc sách, học bài phải dí sát mắt mới có thể nhìn thấy được chữ, chỉ nhìn được những vật từ 1m trở lại thì có thể bé đã bị cận thị.
Nhìn sát khi học bài là một trong những nguyên nhân gây cận thị
Viễn thị
- Viễn thị là tật mà trẻ có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng không thể nhìn rõ các vật ở gần do nhãn cầu ngắn hơn giới hạn bình thường.
- Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố bên trong tác động như gen di truyền, độ cong của giác mạc giảm, chỉ số khúc xạ thủy tinh giảm,…
Ban đầu khi mắc tật viễn thị các bé sẽ có một số triệu chứng như nheo mắt khi nhìn những vật ở gần, bị đau, rát xung quanh mắt, đau đầu khi đọc sách, học bài, khó tập trung vào một công việc.
Viễn thị là tật mà chỉ nhìn rõ những vật ở xa
Nhược thị
- Là sự suy giảm thị lực đối với một hoặc cả hai mắt, đi kèm với nó là những tổn thương có thể nhìn thấy trực tiếp.
- Nguyên nhân có thể do: mắc cận thị, loạn thị, viễn thị, lác mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sa mí mắt,…
- Nhược thị là một căn bệnh xảy ra bên trong mắt, không có những dấu hiệu biểu hiện như đỏ mắt, sưng mắt nên không thể nhận biết được bằng mắt thường cho tới khi bệnh đã quá nặng. Vì vậy, nên cho trẻ đi kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm.
Nhược thị là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực
Đục thủy tinh thể bẩm sinh
Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một căn bệnh được đánh giá là nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đục thủy tinh thể sẽ khiến các tia sáng không chiếu qua được, tùy vào mức độ đục của từng trẻ. Dấu hiệu:
- Nhìn ra những nơi có ánh sáng như bóng đèn, mặt trời mắt bé sẽ bị chói.
- Mắt của trẻ chuyển động nhanh, không kiểm soát được tốc độ.
- Trong tròng đen, xuất hiện màu trắng hoặc xám.
- Tầm nhìn kém
Nguyên nhân có thể do:
- Di truyền từ bố, mẹ
- Bị nhiễm khuẩn từ khi mới sinh ra
- Rối loạn chuyển hóa
- Mắc hội chứng Down, bệnh Galactose huyết.
- Sau khi sinh ra trẻ gặp chấn thương hay nhiễm phải ký sinh trùng ở mắt.
Lác mắt
- Lác mắt là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em với tỷ lệ 4/100.
- Nguyên nhân do bẩm sinh yếu tố gen di truyền, do mắc tật khúc xạ và hoặc mắc phải các bệnh khác.
- Dấu hiệu: nheo mắt lại và không nhìn thẳng vào một điểm, hay bị mỏi mắt, không tập trung được vào 1 vấn đề, hậu đậu, hay ngã, mắt bị lé sẽ không nhìn rõ bằng mắt còn lại.
- Nếu để bé bị lác mắt lâu sẽ dẫn tới nhược thị, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình của bé.
Khô mắt, mỏi mắt
- Trẻ em sử dụng các thiết bị điện tử từ khi còn rất nhỏ và mức độ sử dụng nhiều, trẻ thường tập trung cao độ, không chớp mắt, khiến mắt phải điều tiết quá độ gây mỏi mắt, khô mắt.
Tắc tuyến lệ
- Bệnh thường xảy ra khi hệ thống dẫn nước mắt của bé bị tắc nghẽn, có thể dẫn đến chảy nước mắt sống, khiến mắt bị nhiễm tùng. Tuy không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng vẫn nên lưu ý vì nếu để lâu có thể dẫn tới viêm, nhiễm trùng.
Nguyên nhân có thể do:
- Bẩm sinh
- Mắt bị nhiễm trùng
- Hộp sọ phát triển có dấu hiệu bất thường
- Trẻ gặp các vấn đề chấn thương gần vùng mũi
- Trẻ mắc các khối u gây tắc nghẽn tuyến lệ
- Tác dụng phụ của một số thuốc để lại
Triệu chứng:
- Nước mắt chảy liên tục dù không có vấn đề gì
- Đóng váng trên lông mi
- Mắt trẻ mờ đi và có dấu hiệu chảy mủ
- Trong lòng trắng mắt bị đỏ
- Sưng ở phần góc mắt
- Khi khóc, nước mắt dính theo máu
- Trẻ sốt
Viêm kết mạc (Đau mắt đỏ)
- Triệu chứng: kết mạc đỏ, mắt bé bị ngứa, chảy nước mắt nhiều, mi bị phù nề, mắt bị chói, giác mạc bị thâm nhiễm, có gỉ mắt kèm theo các biến chứng ho, sốt, hắt hơi, viêm họng, nổi hạch, viêm mũi.
- Nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân dị ứng như bụi, lông động vật, phấn hoa,…
Viêm mi mắt
- Triệu chứng: viêm bờ mi, tiết nước mắt, mắt đỏ, bị ngứa, bong vùng da quanh mắt,…
- Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng hay dị ứng gây ra.
- Cần đi khám sớm, dùng thuốc theo chỉ định, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng nước sạch để hạn chế tái nhiễm vi khuẩn.
Lẹo mắt
- Là tình trạng nổi mụn nhỏ mọc trên bờ mí mắt hoặc dưới chân lông mi gây ra bởi tuyến nhỏ trên bờ mi bị nhiễm trùng. Lẹo mắt thường hay tái phát lại.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh về mắt
- Khám mắt định kỳ: Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh về mắt là rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về thị lực lâu dài.
Khám mắt định kỳ cho trẻ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh về mắt
- Ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng: Chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A rất cần thiết cho trẻ. Các thực phẩm như cà rốt, rau xanh và cá giúp tăng cường sức khỏe của mắt.
- Hạn chế thời gian tiếp xúc ánh sáng xanh: Ánh sáng xanh từ máy tính, điện thoại có thể làm mỏi mắt và gây cận thị. Trẻ em nên nghỉ ngơi và chơi ngoài trời để giảm nguy cơ mắc bệnh cận thị.
- Giữ an toàn cho mắt: Trẻ em cần đeo kính bảo vệ khi tham gia các môn thể thao hoặc hoạt động có thể gây nguy hiểm cho mắt.
- Ngồi học, làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, hướng dẫn trẻ ngồi đúng cách, không gù lưng, không cúi gằm mặt xuống bàn.
- Dùng thuốc nhỏ mắt có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chondroitin sulfate, acid amin khi mỏi mắt để chăm sóc và bảo vệ mắt.
- Vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, hạn chế để trẻ chạm tay bẩn vào mắt và tránh dùng chung các vật dụng cá nhân.
Khi trẻ có dấu hiệu bất thường về mắt hãy đưa con đến bác sĩ để khám kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.