More
    HomeSống KhỏeBệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua...

    Bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không?

    - Advertisement -spot_img


    Bệnh lậu thực tế có thể lây qua nhiều con đường khác nhau và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, đây lại là một căn bệnh khá nhạy cảm, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm gặp nhiều khó khăn. Vậy bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

    Bệnh lậu lây qua những đường nào?

    Trước khi tìm hiểu bệnh lậu có lây qua quần áo không, bạn cũng nên nắm được những con đường lây truyền của bệnh lậu. Bệnh lậu là một căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như tâm lý của người bệnh. Thêm vào đó, bệnh càng nguy hiểm hơn bởi tính chất lây bệnh qua nhiều con đường khác nhau. Cụ thể như sau:

    Lây truyền qua đường tình dục

    Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, chiếm tới 90%. Quan hệ tình dục bao gồm cả quan hệ bằng đường miệng, âm đạo hay hậu môn đều có thể làm lây truyền bệnh lậu.

    Vi khuẩn lậu có thể lây truyền bệnh lậu từ người này qua người khác thông qua tinh dịch, dịch âm đạo, máu. Chính vì vậy, nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh từ bạn tình có những dấu hiệu không an toàn hoàn toàn có thể xảy ra mặc dù hai bạn chỉ hôn và quan hệ bằng miệng.

    Bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không? 1
    Bệnh lậu lây truyền chính qua đường tình dục

    Lây từ mẹ sang con

    Trong quá trình mang thai, nếu như mẹ bầu mắc bệnh lậu nhưng không biết hay không có biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp, bệnh có thể lây truyền cho trẻ qua đường tuần hoàn nhau thai. Trẻ bị mắc bệnh sẽ dễ bị các dị tật bẩm sinh do vi khuẩn lậu truyền từ mẹ sang. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu không biết mình mắc lậu và sinh thường, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh sẽ rất cao do dịch tiết của mẹ trong quá trình đẻ sẽ bám vào da, niêm mạc và gây bệnh cho trẻ, có thể gây mù lòa.

    Xem thêm  Viêm xơ đường mật nguyên phát: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

    Lây truyền qua đường máu

    Trong quá trình nhận máu từ người cho có mắc bệnh lậu, vi khuẩn lậu sẽ xâm nhập theo đường máu vào cơ thể người nhận máu và gây bệnh. Chính vì vậy, khi phải truyền máu, bạn cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín và đảm bảo máu đã được xét nghiệm sàng lọc kỹ trước khi sử dụng.

    Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp

    Ngoài những đường lây truyền thường gặp đã nêu ở trên, vi khuẩn lậu còn có thể lây qua những con đường khác mà có thể bạn vẫn chưa biết như: Vết thương hở, tiếp xúc với dịch nhầy, mủ của người bệnh thông qua việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm, nhà vệ sinh…

    Bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không? 2
    Bệnh lậu cũng có thể lây truyền qua vết thương hở

    Bệnh lậu có lây qua quần áo không?

    Như đã trình bày ở trên, bệnh lậu có thể lây truyền qua các con đường: Đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con, qua vết thương hở và trong đó bao gồm cả việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo, bàn chải đánh răng, dùng chung thau chậu, bồn tắm, bồn cầu… Chính vì vậy, bệnh lậu có lây qua quần áo không? Thì câu trả lời là có thể.

    Như vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh nhiễm lậu cũng như các bệnh xã hội khác, bên cạnh việc quan hệ tình dục an toàn, nắm được những kiến thức truyền máu an toàn, khám thai định kỳ nếu như bạn có thai, bạn cũng cần chú ý tới thói quen sinh hoạt của bản thân. Bạn tuyệt đối không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn, bàn chải, quần áo với bất kỳ ai trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Xem thêm  Phương pháp điều trị bệnh mắt cá chân
    Bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không? 3
    Bệnh lậu có lây qua quần áo không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

    Biến chứng khi mắc bệnh lậu và điều trị không kịp thời

    Bên cạnh bệnh lậu có lây qua quần áo không, biến chứng gặp phải khi mắc lậu cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Nếu bạn mắc bệnh lậu nhưng không được điều trị đúng và kịp thời, bạn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:

    • Viêm vùng chậu: Thường gặp ở nữ giới, do vi khuẩn lậu lây lan theo tử cung, vòi trứng tới vùng chậu, khiến vùng chậu bị viêm. Ngoài ra có thể gây sẹo ở vòi trứng gây khó có thai hay mang thai ngoài tử cung.
    • Viêm mắt: Vi khuẩn lậu cũng có thể tiếp xúc và gây bệnh ở mắt như sưng, đau… Ở trẻ sơ sinh, nhiễm lậu từ mẹ trong quá trình sinh thường có thể khiến em bé sinh ra bị mù lòa, ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống cũng như tâm lý của trẻ sau này.
    • Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn lậu cũng có thể di chuyển trong hệ tuần hoàn và gây bệnh ở nhiều cơ quan như nhiễm trùng máu, gây nên các triệu chứng như sốt, nổi mề đay, đau cứng khớp…
    • Gây bệnh về đường hô hấp: Vi khuẩn lậu có thể lây lan trong quá trình quan hệ bằng miệng, làm kích thích amidan, từ đó gây ra những triệu chứng như sưng đau họng, đau họng, nuốt đau và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác.

    Chính vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh lậu, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh để lâu ngày gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khó kiểm soát cho cả bạn và những người xung quanh.

    Bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không? 4
    Bệnh lậu có thể gây mù lòa ở trẻ sơ sinh

    Cách phòng tránh bệnh lậu hiệu quả

    Tới đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh lậu có lây qua quần áo không? Bệnh lậu là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh nếu bạn duy trì một lối sống lành mạnh. Cụ thể như sau:

    • Quan hệ một vợ một chồng chung thủy. Không quan hệ với nhiều người.
    • Sử dụng bao cao su khi quan hệ, ngoài việc ngừa thai có thể phòng tránh được được bệnh lậu cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
    • Tuyệt đối không quan hệ với người nghi nhiễm lậu hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
    • Cần đi khám và làm xét nghiệm càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện mình có nguy cơ nhiễm lậu.
    • Khi đã xác định mình bị nhiễm lậu, cần điều trị cả vợ, chồng và bạn tình.
    • Đảm bảo một sức khỏe tốt bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, giúp nâng cao sức đề kháng, chống chọi tốt hơn khi mắc bệnh.
    Xem thêm  Nhịn ăn 3 ngày giảm được bao nhiêu kg? Hậu quả khi nhịn ăn 3 ngày
    Bệnh lậu lây qua những đường nào? Bệnh lậu có lây qua quần áo không? 5
    Sử dụng bao cao su cũng là một trong những cách phòng bệnh lậu hiệu quả

    Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh lậu có lây qua quần áo không cũng như nắm được những cách phòng bệnh lậu an toàn và hiệu quả. Bạn nên đi khám sớm nhất có thể ngay khi phát hiện mình có dấu hiệu của bệnh hay có nguy cơ lây nhiễm bệnh để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa biến chứng có thể gặp. Chúc bạn nhiều sức khỏe cũng như đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img