Trẻ 6 tháng tuổi không chỉ cần bổ sung sữa mẹ mà còn bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Để biết bé 6 tháng ăn được gì và cần lưu ý những điểm gì trong quá trình ăn dặm, hãy cùng Pharmacity khám phá thông tin chi tiết dưới đây.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm
Thường thì, khi bé đạt 6 tháng tuổi, bé đã có thể bắt đầu khám phá những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, trước khi xác định bé 6 tháng ăn được gì thì ba mẹ cần quan sát những dấu hiệu nhận biết liệu bé đã sẵn sàng cho ăn dặm hay chưa:
- Trọng lượng cơ thể bé đã gấp đôi so với lúc mới sinh.
- Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù đã được cho bú 8-10 lần/ngày.
- Bé có thể tự ngồi mà không cần hỗ trợ nhiều.
- Bé có khả năng kiểm soát vùng đầu và cổ tốt.
- Bé có kỹ năng cầm nắm đồ vật và cố lấy thức ăn đưa vào miệng.
- Bé thường hay nhìn vào miệng và có phản xạ nhai chóp chép, đẩy lưỡi liên tục khi thấy người lớn ăn.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu làm quen với thực phẩm, mẹ có thể tuân thủ theo những nguyên tắc ăn dặm quan trọng sau đây:
- Liều lượng: Cho bé ăn theo nhu cầu của bé, từ ít đến nhiều tùy vào nhu cầu của
- Số lượng bữa ăn: Bắt đầu với 1/2 chén thức ăn mềm mỗi bữa và bé có thể ăn từ 1 đến 2 bữa mỗi ngày.
Ở độ tuổi 6 tháng, bé nên được làm quen với những loại thức ăn mềm như cháo, trái cây, rau củ xay nhuyễn để phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Nhóm thực phẩm giàu đạm từ các loại thịt nên được bổ sung khi bé đã đến khoảng 7 tháng tuổi.
Bé 6 tháng ăn được gì? Các loại thực phẩm cần thiết cho trẻ 6 tháng
Dưới đây là các loại thực phẩm mà trẻ 6 tháng tuổi cần được bổ sung.
Cháo loãng
Cháo loãng là một món ăn đơn giản và cần có trong thực đơn ăn dặm của bé 6 tháng. Để làm cháo loãng, bạn chỉ cần nấu gạo với tỉ lệ 1 thìa gạo và 10 thìa nước. Sau khi cháo chín, bạn có thể rây hoặc xay nhuyễn để lọc cháo cho đến khi loãng mịn.
Cháo loãng là món ăn đơn giản có thể bổ sung cho thực đơn ăn dặm trẻ 6 tháng tuổi
Thịt, cá
Thịt như heo, bò, gà và cá là nguồn dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy sự quá trình phát triển toàn diện của bé. Để chuẩn bị, bạn cần nấu chín và xay nhuyễn hoặc tán mịn thịt trước khi cho vào cháo. Thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu làm quen với những loại thực phẩm này là khi bé gần đủ 7 tháng tuổi.
Rau củ
Rau củ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 6 tháng. Với hương vị ngon ngọt tự nhiên, rau củ giúp kích thích vị giác và giúp bé tiêu hoá tốt. Trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu với các loại rau củ như khoai lang, bí ngô, cà rốt, củ dền, rau cải, rau ngót,…
Trái cây
Khi bắt đầu ăn dặm, trẻ có thể thưởng thức nhiều loại trái cây khác nhau. Vậy bé 6 tháng ăn được trái cây gì? Trái cây cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ 6 tháng tuổi. Bạn có thể bổ sung cho bé một số loại quả mềm mà mẹ nên cho bé ăn như chuối, cam, đu đủ, xoài, bơ, lê…
Lời khuyên quan trọng khi cho trẻ 6 tháng ăn dặm
Bên cạnh việc biết rằng bé 6 tháng ăn được gì, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau trong quá trình cho trẻ ăn dặm:
- Quan sát quá trình ăn dặm của bé: Theo dõi sát sao để đảm bảo an toàn và nhận biết các phản ứng của bé.
- Bắt đầu với lượng nhỏ: Bữa đầu tiên chỉ cho bé ăn khoảng 5ml, sau đó tăng dần đến 30 – 60ml mỗi lần ăn.
- Tập cho bé ngồi yên: Tập cho bé ngồi cố định hoặc ngồi trên ghế ăn dặm và tập trung vào việc ăn uống.
- Tránh các loại hạt cứng: Không cho bé ăn bắp rang bơ, đậu phộng, hạt điều và các loại hạt cứng khác để tránh nguy cơ hóc.
- Theo dõi dị ứng: Quan sát phản ứng của bé với từng loại thực phẩm. Nếu có dấu hiệu dị ứng, hãy cho bé đi khám ngay.
- Không nêm gia vị: Tránh nêm gia vị khi nấu thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Bú mẹ hoặc sữa công thức trước: Cho bé ăn dặm sau khi đã bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Tiếp tục cho bé bú lượng sữa như cũ khi mới tập ăn dặm.
- Thức ăn nhuyễn, loãng: Ban đầy hãy cho bé ăn với thức ăn xay nhuyễn, loãng mịn rồi từ từ chuyển sang thức ăn sệt và đặc hơn.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng: Mỗi bữa ăn dặm cần đủ 4 nhóm chất bao gồm tinh bột, chất đạm, rau củ trái cây, chất béo.
- Vệ sinh dụng cụ: Rửa sạch và tiệt trùng dụng cụ chế biến, khay trữ thức ăn của bé sau mỗi lần sử dụng.
- Không ép bé ăn: Nếu bé không hợp tác hoặc từ chối ăn, hãy kết thúc bữa ăn và cho bé bú hoặc uống sữa công thức nhiều hơn.
Khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm, việc nắm rõ bé 6 tháng ăn được gì là điều cần thiết để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, ba mẹ cần quan sát và kiên nhẫn hỗ trợ bé trong quá trình này, giúp bé tự tin khám phá những hương vị mới và phát triển toàn diện.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.