Rau ngót là một loại rau phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, được ưa chuộng bởi hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mẹ bầu có nên ăn rau ngót hay có bầu ăn rau ngót được không là nỗi băn khoăn muôn thuở của nhiều phụ nữ mang thai. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rau ngót có thể gây sảy thai, tuy nhiên lại có rất nhiều lời đồn đại về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau để có lời giải đáp nhé.
Giá trị dinh dưỡng từ rau ngót
Rau ngót (hay còn gọi là bù ngót, rau tuốt hay bồ ngót) là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của người Việt nhờ hương vị thơm ngon, thanh mát lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Được biết, rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin PP cho cơ thể cùng một số khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi, magie, kali. Đặc biệt, lượng đạm thực vật của rau ngót khá cao được khuyến dùng để thay thế lượng đạm thực vật.
Ngoài ra, rau ngót còn chứa thành phần dinh dưỡng protein cung cấp các axit amin cực kỳ cần thiết cho cơ thể như lysin, tryptophan, methionin, phenylalanin,… Do đó, rau ngót mang lại một số hiệu quả đáng kể như thanh nhiệt, giảm huyết áp, giải độc, hỗ trợ điều trị táo bón, tiểu đường thai kỳ,…
Các dưỡng chất chứa trong thành phần của rau bồ ngót đều tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà tất cả mọi người đều có thể ăn loại rau này, nhất là đối với các thai phụ. Mẹ bầu thường rất cẩn thận trong khẩu phần ăn uống, vì vậy việc thắc mắc bầu ăn rau ngót được không luôn là băn khoăn của đa số phụ nữ mang thai. Những chia sẻ tiếp theo sẽ giúp mẹ giải đáp về thắc mắc này.
Bà bầu ăn rau ngót được không?
Một chế độ ăn uống phong phú, đa dạng và cân đối giữa các nhóm thực phẩm luôn là điều cần thiết để có thể đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Trong đó, rau ngót được biến đến là một loại rau xanh thơm ngon và bổ dưỡng.
Để có thể trả lời cho thắc mắc bầu ăn rau ngót được không, chúng ta cần phân tích sâu hơn về thành phần của loại rau này.
Dược thư Việt Nam 2002 có viết rõ, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng chất papaverin. Những chị em mang thai có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thì được khuyến cáo không nên ăn rau bồ ngót trong bữa ăn hàng ngày và nên hạn chế đến mức tối đa.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cũng không nên ăn rau bồ ngót vì thai chưa ổn định. Nguyên nhân của điều này là do thành phần hợp chất papaverin có trong rau ngót khá cao. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ loại rau này.
Mặc dù vậy, đối với những mẹ bầu có sức khỏe ổn định, bình thường vẫn có thể ăn rau ngót để đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mẹ vẫn cần đảm bảo chọn lựa thực phẩm sạch cũng như có nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi chế biến, mẹ có thể nấu canh rau ngót hoặc rau bồ ngót luộc. Điều quan trọng là nên ăn rau khi đã nấu chín để an toàn cho sức khỏe.
Bà bầu mấy tháng thì ăn rau ngót được?
Trong suốt quá trình mang thai, chị em thường có những thắc mắc như bầu mấy tháng thì ăn rau ngót được? Sau đây là câu trả lời cụ thể:
- Mẹ bầu không được khuyến khích ăn rau ngót khi mới mang thai, tuy nhiên, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ có thai kỳ khỏe mạnh có thể ăn rau ngót để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Mẹ có thể luộc rau ngót hoặc nấu canh để ăn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều lần trong tháng.
- Đối với mẹ bầu yếu ớt, có tiền sử ra máu dọa sảy thai, nguy cơ sảy thai, sinh non thì nên tránh ăn loại rau này.
Một số tác hại của rau ngót đối với mẹ bầu
Trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu, các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên bổ sung đa dạng các thực phẩm để giúp cơ thể mẹ bầu và thai nhi được hấp thu thêm nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết. Mặc dù rau ngót có giá trị dinh dưỡng cao nhưng được liệt vào danh sách nguyên liệu cần hạn chế để giảm tối đa tác dụng phụ mà loại rau này mang đến.
Việc ăn rau ngót sẽ khiến mẹ bầu phải đối mặt với một số nguy cơ bao gồm:
Nguy cơ sẩy thai
Ăn rau ngót gây co thắt tử cung, do đó , mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ loại rau này, đặc biệt là trong 3 tháng đầu mang thai. Nguyên nhân là do tỷ lệ động thai, sảy thai trong 3 tháng đầu là cao nhất nên cần hạn chế rau ngót để tránh làm xấu hơn tình trạng bệnh.
Cản trở sự hấp thu phốt pho và canxi vào cơ thể
Hợp chất glucocorticoid được tạo ra sau khi cơ thể trao đổi chất từ lá rau ngót. Đây là yếu tố gây cản trở quá trình cơ thể hấp thụ phốt pho và canxi từ thực phẩm.
Có nguy cơ gây mất ngủ
Ăn rau ngót dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu. Nếu cơ thể bạn quá nhạy cảm hoặc khó đi vào giấc ngủ thì nên cân nhắc khi ăn rau ngót.
Đầy bụng, khó tiêu
Rau ngót là loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao. Phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi về mặt sinh lý cũng như giải phẫu trong cơ thể, vì vậy việc ăn quá nhiều rau ngót có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Một số lưu ý khi ăn rau ngót trong thời gian mang thai
Có bầu ăn rau ngót được không? Câu trả lời sẽ có cho từng trường hợp cụ thể sau đây:
- Bà bầu có tiền sử sinh non, sẩy thai hoặc sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thì cần hạn chế ăn rau ngót để giúp giảm thiểu những nguy cơ xấu có thể xảy ra với mẹ và bé.
- Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót tươi, thay vào đó nên luộc hoặc nấu canh.
- Khi chọn mua rau ngót, bạn cũng nên chọn mua rau ngót tươi, sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.
Một số loại rau tốt cho mẹ bầu trong quá trình mang thai
Dù chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng mẹ bầu vẫn nên hạn chế ăn rau ngót trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, vẫn phải bổ sung rau xanh trong thai kỳ bằng một số loại rau khác như:
- Súp lơ xanh: Đây là loại rau xanh chứa nhiều khoáng chất như axit folic, phốt pho, magiê, vitamin K, A… giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như táo bón, loãng xương, chuột rút, thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung súp lơ vào chế độ ăn hằng ngày.
- Cải bó xôi: Chứa hàm lượng lớn các loại vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin K, magie, canxi, sắt,… tốt cho sự phát triển của mẹ và thai nhi.
- Cải thìa: Cải thìa có chứa hàm lượng chất sắt lớn, giúp giảm thiểu nguy cơ mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, cải thìa còn là thực phẩm kháng viêm cực tốt, giúp ngăn ngừa bệnh viêm khớp và tim mạch.
- Rau chân vịt: Rau chân vịt có chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của mẹ cùng với sự phát triển của bé như vitamin A, C, E, K, canxi, sắt, magie, chất xơ… Các chất này giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường thị lực và giúp giảm nguy cơ tăng cân mất kiểm soát của người mẹ trong thời gian mang thai. Hơn nữa, nó còn hỗ trợ sự phát triển của xương, tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
Kết luận: Những chia sẻ trong bài viết trên chắc chắn đã phần nào giải đáp thắc mắc bầu ăn rau ngót được không. Mong rằng có thể giúp các mẹ bầu an tâm hơn khi sử dụng loại rau này. Ngoài ra, hãy luôn cẩn trọng trong quá trình ăn uống để có thể bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
- Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
- Bà bầu ăn sầu riêng được không? Tác hại khi ăn không đúng cách
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.