Ho là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ, gây ra nhiều khó chịu và lo lắng cho bà bầu về sự an toàn của thai nhi. Để giúp bà bầu giảm ho một cách hiệu quả, các phương pháp tự nhiên tại nhà có thể là lựa chọn tuyệt vời. Hãy cùng khám phá 7 cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất qua bài viết sau.
Bà bầu ho nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong hầu hết các trường hợp, ho là tình trạng bình thường không gây hại trực tiếp cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài có thể khiến bà bầu mệt mỏi, mất ngủ và gây ra các tác động tiêu cực đến thai nhi như:
- Gây kích động mạnh tới thai nhi: Ho khan, ho kéo dài có thể dẫn đến cơn gò tử cung, gây động thai sớm. Những cơn gò tử cung này có thể làm tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt là khi thai nhi chưa đủ tháng.
- Khiến thai nhi chậm phát triển: Ho mạnh hoặc ho liên tục khiến bà bầu mệt mỏi, suy nhược và chán ăn, từ đó không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển bình thường.
- Gây nguy hiểm đến tim thai: Ho kèm theo sốt trên 38,5 độ C có thể báo hiệu tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể mẹ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí làm mất tim thai đột ngột.
Bà bầu ho nhiều và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
7 cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất
Ho trong thai kỳ có thể gây khó chịu, nhưng các phương pháp trị ho tự nhiên sau đây có thể giúp bà bầu giảm ho hiệu quả:
Sử dụng tỏi
Tỏi là loại gia vị tự nhiên có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm dịu cơn ho hiệu quả. Khi tỏi được nghiền nát, allicin – một chất kháng sinh tự nhiên sẽ giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn hiệu quả.
Bạn có thể nhai một tép tỏi tươi để giảm triệu chứng ho hoặc thêm tỏi vào các món ăn hàng ngày. Mẹ bầu nên áp dụng cách trị ho này ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa ho cho bà bầu: Lê hấp đường phèn
Lê hấp đường phèn là bài thuốc dân gian được nhiều người tin dùng để trị ho cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Để thực hiện cách chữa ho này, mẹ bầu thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch quả lê, cắt phần đầu và bỏ hạt.
- Bước 2: Cho đường phèn vào giữa quả lê rồi đậy phần đầu quả lại.
- Bước 3: Hấp lê trong khoảng 30 phút. Ăn liên tục trong 3-4 ngày để thấy hiệu quả.
Lê hấp đường phèn là phương pháp trị ho hiệu quả cho bà bầu
Trà gừng
Trà gừng là một trong những phương pháp chữa ho cho bà bầu được nhiều người áp dụng. Với đặc tính kháng viêm của gừng, thức uống này có thể làm dịu các cơn ho khan hiệu quả. Cách pha trà gừng trị ho như sau:
- Thái vài lát gừng tươi, đập dập.
- Cho gừng đun sôi với nước trong khoảng 10-15 phút.
- Uống nước trà gừng ấm, có thể thêm mật ong để tăng hiệu quả.
Trị ho cho bà bầu bằng nước chanh mật ong
Chanh là nguồn cung cấp vitamin C không chỉ giúp phục hồi tổn thương ở vòm họng mà còn tăng cường miễn dịch hiệu quả. Mật ong có tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn. Khi kết hợp hai thành phần này giúp làm dịu cổ họng và giảm ho một cách nhanh chóng.
Hướng dẫn cách giảm ho cho bà bầu bằng nước chanh mật ong như sau:
- Vắt một quả chanh lấy nước cốt.
- Pha nước cốt chanh với một muỗng mật ong và nước ấm.
- Uống nước chanh mật ong 1-2 lần mỗi ngày để làm dịu cơn ho.
Pha nước chanh mật ong là cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất
Nước muối
Súc miệng với nước muối ấm có thể giảm đến 40% tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Nước muối không chỉ giúp làm loãng chất nhầy mà còn làm sạch họng, giảm kích ứng và cải thiện sức khỏe đường hô hấp hiệu quả.
Bạn có thể pha một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm rồi súc miệng với nước muối 2-3 lần mỗi ngày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy đảm bảo nước muối tiếp xúc sâu ở cổ họng trong suốt quá trình súc miệng.
Trị ho cho mẹ bầu bằng lá tía tô
Lá tía tô có vị cay và tính ấm, là lựa chọn lý tưởng để chữa chứng cảm lạnh ở bà bầu. Để sử dụng, bạn chỉ cần rửa sạch lá tía tô và nấu cùng với thịt, cá, hoặc trứng tùy theo sở thích.
Ngoài ra mẹ bầu có thể dùng lá tía tô để uống. Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất bằng lá tía tô như sau:
- Đầu tiên, ngâm lá tía tô trong nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Tiếp theo, đun sôi 2,5 lít nước lọc và cho lá tía tô vào.
- Sau khi nước sôi, thêm 3 lát chanh tươi vào bình, đậy nắp và để nguội.
Dùng nghệ tươi
Nghệ tươi có tác dụng kháng viêm, giúp giảm ho hiệu quả cho bà bầu. Dưới đây là cách thực hiện:
- Giã nát nghệ tươi, vắt lấy nước cốt.
- Pha nước cốt nghệ với mật ong và nước ấm.
- Uống nước nghệ mật ong khoảng 3 ngày để làm dịu cơn ho.
Nước cốt từ nghệ có tác dụng giảm viêm và làm dịu cổ họng
Lời khuyên quan trọng khi chữa ho cho bà bầu tại nhà
Ngoài các cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất đã được đề cập ở trên, dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp mẹ bầu giữ sức khỏe và giảm triệu chứng ho:
- Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm để giữ cơ thể thoải mái. Nếu bị cảm, giảm số lần tắm để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không bật điều hòa quá lạnh, chỉ nên giữ ở mức trên 25 độ C để tránh làm lạnh cơ thể.
- Ăn đúng giờ giấc và đủ bữa, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, đu đủ, kiwi…
- Tránh các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ để không làm tình trạng ho thêm nghiêm trọng.
- Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế nước lạnh, nước đá và các loại nước có gas để giữ ấm cơ thể.
- Ngủ đủ giấc và giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
- Tránh xa khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất và các thực phẩm gây dị ứng có thể làm tình trạng ho tồi tệ hơn.
- Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào để chữa ho, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Hy vọng rằng các cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất này sẽ giúp bạn giảm bớt cơn ho và có một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên luôn duy trì một lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.