Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ thuốc được chỉ định, việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bao gồm việc chọn lựa thực phẩm thích hợp và tránh những thực phẩm nên kiêng, cũng là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi bệnh nhân. Vậy bị nhiễm vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì? Cùng tìm hiểu ngay.
Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì?
Đồ chua, nhiều axit
Nếu bạn đang mắc viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, việc tiêu thụ các thực phẩm có tính axit cao như dưa chua, cá trích, kim chi và giấm có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày của bạn nghiêm trọng hơn. Hãy hạn chế ăn các thực phẩm ngâm muối và thay vào đó, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi để ngăn chặn sự tăng trưởng của axit trong dạ dày.

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc có độ cay nóng không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc vi khuẩn HP. Theo đánh giá của các chuyên gia, thực phẩm cay nóng và chứa nhiều dầu mỡ có thể làm gia tăng các triệu chứng viêm loét dạ dày. Các loại thực phẩm cay nóng cần tránh khi bị viêm loét dạ dày do HP bao gồm ớt, mù tạt, tiêu, tương miso, và cà ri.
Nếu bạn thường ăn thức ăn cay nóng, có thể thay thế ớt cay bằng trái cây và rau quả như táo, cần tây, hành, tỏi và quả nam việt quất. Điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày.
Không dùng cà phê, chất kích thích
Sử dụng cà phê hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và các đồ uống có thể gia tăng sự sản xuất axit dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét niêm mạc dạ dày. Những người mắc viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nên chọn nước và đồ uống có độ axit thấp như sữa ít béo hoặc trà thảo mộc. Họ cũng nên tránh các thực phẩm như kẹo, kem có hương vị cà phê, và sôcôla vì chúng chứa caffeine.

Ngũ cốc ít chất xơ
Ăn nhiều chất xơ là điều quan trọng đối với những người nhiễm khuẩn HP. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng việc tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn có thể giúp giảm nguy cơ phát triển loét và thúc đẩy quá trình phục hồi sau khi loét đã xảy ra.
Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng, gạo trắng, bánh quy, và mì trứng có ít chất xơ. Để bổ sung đủ lượng chất xơ, bạn nên thay thế các sản phẩm ngũ cốc tinh chế bằng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch và bắp ngô.
Một số loại đồ ăn khác
- Cacbonhydrat: Đây là thức ăn ưa thích của vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn HP. Thực phẩm có nhiều cacbonhydrat tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây bệnh dạ dày hoạt động mạnh hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng người thường tiêu thụ nhiều carbohydrate có tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn Hp cao hơn.
- Muối: Người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP không nên ăn nhiều muối. Mặc dù muối không làm tăng triệu chứng do nhiễm vi khuẩn HP và cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vi khuẩn HP như các thực phẩm có nhiều carbohydrate như đã đề cập ở trên, nhưng muối có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư khi nhiễm vi khuẩn HP.
Bị vi khuẩn HP nên ăn gì?
Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì đã được giải đáp. Vậy người bị HP nên ăn gì? Các đối tượng nhiễm vi khuẩn HP cần chú ý đến việc bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn:
- Rau củ: Súp lơ, củ cải, bắp cải, ớt chuông, cà rốt và rau lá xanh như cải xoăn và rau bina.
- Quả: Táo, quả mâm xôi, quả việt quất, dâu đen, quả anh đào và dâu tây.
- Thực phẩm giàu chế phẩm sinh học: Rượu kefir, sữa chua, kim chi, và dưa cải bắp.
- Một số thực phẩm khác: Mật ong, trà xanh không chứa caffeine, dầu olive, cam thảo, nghệ, và các loại dầu thực vật khác.

Đây là các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa vì chúng giàu chất chống oxy hóa, có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ và đồng thời ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn có hại có thể gây nhiễm trùng, giúp bảo vệ cơ thể và đối phó với nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày đáng sợ.
Phòng ngừa vi khuẩn HP thế nào?
Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong cơ thể những người khỏe mạnh, không xuất hiện triệu chứng rõ rệt về bệnh dạ dày. Vì vậy, ngoài những thói quen hàng ngày như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ và thường xuyên vận động, việc khám và kiểm tra vi khuẩn HP là rất quan trọng để phát hiện vi khuẩn và xác định liệu cần phải xử lý chúng hay không. Hầu hết các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn HP đều có khả năng điều trị, tuy nhiên, nếu viêm loét dạ dày kéo dài, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như chảy máu dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
Bị vi khuẩn HP không nên ăn gì và nên ăn gì đã được làm rõ ở bài trên. Tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ quá trình điều trị vi khuẩn HP diễn ra hiệu quả và giảm nguy cơ tái nhiễm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến việc duy trì một lối sống cân đối, đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và mệt mỏi, thực hiện vận động đều đặn, và tham gia vào các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.