Vải được biết đến là một loại quả thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất. Nhưng liệu mẹ bầu ăn vải được không hay cách ăn vải như thế nào là đúng khi mang thai? Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Pharmacity theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Mẹ bầu ăn vải được không?
Mẹ bầu ăn vải được không? Theo dân gian thì các bà bầu được khuyên không nên ăn loại trái cây này do chúng có thể gây nóng trong người, nổi mụn, hay rôm sảy,… Bên cạnh đó, một số quan niệm của người phương Đông thì cho rằng phụ nữ khi mang thai nên hạn chế ăn thực phẩm nóng ẩm, trong đó có vải. Bởi không chỉ gây nóng trong người, vải còn gây dị ứng hoặc phát ban trên da của trẻ.
Mặt khác, theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (viết tắt là ACOG) nhận thấy việc phụ nữ mang thai cần được bổ sung nhiều loại cây trái khác nhau, trong đó bao gồm cả quả vải. Vì điều này sẽ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe mẹ và bé.
Vậy nên, câu trả lời cho việc mẹ bầu ăn vải được không là CÓ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, riêng đối với người bị rối loạn đường huyết, tăng cân quá nhanh hay tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn vải nhé!
Mẹ bầu ăn vải được không?
Giá trị dinh dưỡng của quả vải
Để hiểu hơn về việc mẹ bầu ăn vải được không, chúng ta cũng cần biết các chất dinh dưỡng có trong vải gồm những gì. Thật vậy, theo nghiên cứu thì trong 100g vải sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng như:
- Calo: 66
- Vitamin C: 71,5g
- Carbohydrate: 16,5g
- Protein: 0,8g
- Chất béo: 0,4g
- Chất xơ: 1,3g
- Canxi: 1mg
- Sắt: 0,3g
- Cùng với một số loại vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất khác
Giá trị dinh dưỡng của quả vải
Lợi ích của vải đối với mẹ bầu
Thông qua các dưỡng chất được bổ sung cho cơ thể mẹ bầu, dưới đây là một số lợi ích phổ biến của vải đối với phụ nữ mang thai:
- Làm đẹp da: Trong vải có chứa chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, từ đó giữ cho làn da luôn được mịn màng và khỏe mạnh. Ngoài ra, trong loại trái cây này còn chứa một số vitamin khác như vitamin A, vitamin E làm cải thiện tình trạng da xỉn màu một cách hiệu quả.
- Nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể: Đối với mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ thường cảm thấy mệt mỏi và bị ốm do ảnh hưởng thời tiết. Tuy nhiên, việc ăn vải sẽ giúp bổ sung lượng lớn vitamin C, làm tăng cường sức đề kháng. Từ đó có thể tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng và cảm cúm thông thường.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, tình trạng táo bón rất dễ gặp ở những tháng đầu tiên. Vì thế, việc sử dụng vải một lượng vừa đủ sẽ làm tăng chất xơ, không những giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn ngăn ngừa tình trạng táo bón.
- Giúp cân bằng lượng điện giải trong cơ thể: Do vải chứa hàm lượng khoáng chất cao, chẳng hạn là kali và natri. Từ đó, giúp cân bằng được lượng điện giải, ổn định đường huyết đồng thời phòng ngừa tốt các bệnh như đau tim hay đột quỵ.
Lợi ích của vải đối với mẹ bầu
: Bầu ăn chôm chôm được không? Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn chôm chôm
Tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn vải không đúng cách
Bên cạnh các lợi ích từ loại trái cây này mang lại, các mẹ bầu cũng không nên lạm dụng chúng nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi. Thật vậy, nếu ăn quá nhiều vải, bạn sẽ gặp phải các tác hại như:
- Gây mụn nhọt: Do vải có tính nóng, vì thế khi ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người, dẫn đến các nốt mụn nhọt không như mong muốn.
- Làm tăng nguy cơ chảy máu: Thói quen ăn vải có thể dẫn đến sự tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông (heparin, warfarin) và thuốc nhóm NSAIDs (ibuprofen, naproxen),… làm tăng nguy cơ chảy máu ở phụ nữ mang thai.
- Bệnh đái tháo đường thai kỳ: Với hàm lượng đường cao có trong vải làm tăng lượng đường trong máu một cách đột ngột, từ đó gây mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Tác hại đối với sức khỏe mẹ bầu khi ăn vải không đúng cách
Cách ăn vải đúng khi mang thai
Đối với phụ nữ mang thai nếu có sức khỏe bình thường thì có thể ăn vải hay nhiều loại trái cây khác nhau. Tuy nhiên, không nên lạm dụng mà ăn quá nhiều bởi chúng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Vì thế, bạn cần tham khảo một số phương pháp ăn vải đúng và an toàn được chia sẻ ngay dưới đây.
- Tuyệt đối không ăn vải khi cơ thể bị đói: Do trong vải chứa lượng lớn đường, do đó nếu mẹ bầu ăn sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường cùng một lúc, gây nên tình trạng chóng mặt, chân tay bủn rủn. Vì thế, thời điểm ăn vải tốt nhất mà bạn có thể áp dụng chính là sau bữa ăn khoảng từ 1 – 2 giờ.
- Nên cân đối so với các loại trái cây khác: Thật vậy, mẹ bầu không nên ăn một loại trái cây nhất định mà cần phải kết hợp cùng với nhiều loại trái cây khác. Một điều lưu ý nữa là chỉ nên ăn sao cho tổng lượng trái cây tiêu thụ một ngày không vượt quá 400g.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn vải: Để đảm bảo cho cả mẹ và bé, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng vải phù hợp nên ăn.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn vải
Lượng vải an toàn cho bà bầu
Bên cạnh những thắc mắc về việc phụ nữ mang bầu ăn vải được không thì vấn đề về liều lượng vải an toàn cũng cần được giải đáp. Dựa theo nghiên cứu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia tại Hoa Kỳ đã cho thấy phụ nữ mang thai chỉ nên ăn khoảng 200 – 400g trái vải mỗi ngày, tức là từ 7 – 10 quả vải.
Không những thế, các mẹ bầu chỉ nên sử dụng những quả vải tươi. Bởi đối với loại trái cây tươi này sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tốt hơn. Ngoài ra, mẹ bầu nên hạn chế ăn loại vải sấy khô hoặc sấy dẻo bởi chúng sẽ chứa chất bảo quản và đường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
Lượng vải an toàn cho bà bầu
Những mẹ bầu nào không nên ăn vải?
Tuy mẹ bầu có thể ăn vải, nhưng điều này chỉ áp dụng đối với người có sức khỏe bình thường. Ngược lại, đối với một số phụ nữ mang thai dưới đây thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn vải:
- Mẹ bầu có thể trạng dễ tăng cân hoặc đang bị thừa cân
- Mẹ bầu đang mắc bệnh đái tháo thường
- Mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
- Mẹ bầu bị rối loạn đường huyết
Những mẹ bầu nào không nên ăn vải?
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về việc mẹ bầu ăn vải được không cùng với các phương pháp ăn loại trái cây này sao cho đúng cách. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại trái cây nào, nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hãy theo dõi Pharmacity để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
- Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
- Tổng hợp 10 dấu hiệu mang thai 2 tuần dễ nhận biết ở mẹ bầu
- Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Nguyên nhân, biểu hiện & cách xử lý