Rau ngót được biết đến là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều ý kiến cho rằng khi có thai thì không nên ăn. Vậy sự thật bà bầu ăn rau ngót được không? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng Pharmacity tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết sau đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng có trong rau ngót
Rau ngót là một loại rau khá phổ biến ở Việt Nam, thường xuất hiện ở các món ăn dân dã như canh, cháo hay xào với hương vị ngon, ngọt thanh đặc trưng. Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu thì loại rau này cũng chứa nhiều chất đạm, có thể thay thế cho đạm động vật giúp hạn chế tình trạng rối loạn chuyển hóa canxi gây sỏi thận và loãng xương.
Bên cạnh đó, rau ngót cũng chứa nhiều vitamin K giúp ngăn ngừa nguy cơ gãy xương, hay giảm đau nội tạng hay hạ huyết áp nhờ thành phần papaverin có trong loại rau này. Chưa kể, rau ngót cũng là thực vật cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
Đặc biệt, theo kinh nghiệm dân gian, cũng như chuyên gia y tế cho rằng rau ngót là “thực phẩm vàng” cho phụ nữ sau sinh, giúp hỗ trợ lọc máu, giải độc và tống khứ sản dịch ra ngoài nhanh chóng, hiệu quả.
Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng được đánh giá tốt cho sức khỏe
Bà bầu ăn rau ngót được không?
Mặc dù có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, những nhiều người cho rằng bà bầu không thể ăn được rau ngót. Nhưng thực chất không có bất kỳ nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh phụ nữ mang thai không thể ăn rau ngót, hay gây sảy thai.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho rằng, với phụ nữ có thai thì nên HẠN CHẾ TỐI ĐA ăn rau ngót. Bởi vì loại rau này chứa papaverin, một trong những hợp chất chống co thắt các mô cơ trơn trong cơ thể, có cả cơ tử cung. Nên nếu mẹ bầu ăn nhiều rau ngót dễ khiến làm giãn trương lực tử cung, cơ tim cùng nhiều cơ động mạch khác, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn, hô hấp, huyết áp dễ khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và đe dọa đến sự phát triển thai nhi.
Chưa kể, trong loại rau này còn có chứa hợp chất glucocorticoid dễ gây cản trở cơ thể mẹ bầu hấp thụ photpho và canxi. Nên theo khuyến cáo của Dược Thư Quốc Gia Việt Nam do Bộ Y tế ban hành, phụ nữ mang thai nhất là ở 3 tháng đầu không nên hoặc hạn chế ăn rau ngót để bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và cả thai nhi.
Khi có thai nên hạn chế ăn rau ngót
Bà bầu mấy tháng thì ăn rau ngót được?
Sau khi biết được có bầu ăn rau ngót được không? thì để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên ăn rau ngót từ tháng thứ 4 trở đi để bổ sung thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, chỉ ăn một lượng nhỏ, không nên ăn thường xuyên..
Đồng thời, với những chị em có tiền sử dọa sảy thai, sinh non hay có nguy cơ sảy thai, cơ thể yếu ớt thì không nên ăn rau ngót.
Một số tác hại khi mẹ bầu ăn nhiều rau ngót
Theo nhiều khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ rau ngót. Bởi vì nếu mẹ bầu ăn nhiều rau ngót dễ gây ra một số tác hại trong thai kỳ như:
- Gây rối loạn tiêu hóa: Mặc dù chất xơ trong rau ngót có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng ăn quá nhiều chất xơ có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, và đau bụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, vì hệ tiêu hóa trong thời gian này có thể nhạy cảm hơn bình thường.
- Khó ngủ: Mẹ bầu ăn rau ngót thường xuyên cũng dễ gây ra tình trạng khó ngủ, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.
- Tiêu thụ quá nhiều oxalate: Rau ngót có chứa oxalate, một hợp chất có thể liên kết với canxi để tạo thành sỏi thận. Mặc dù rau ngót không phải là nguồn oxalate cao nhất, nhưng việc tiêu thụ một lượng lớn các loại rau có chứa oxalate có thể tăng nguy cơ phát triển sỏi thận, hay có tiền sử mắc bệnh này.
- Tăng nguy cơ sảy thai: Rau ngót chứa papaverin, một trong những hợp chất giúp giãn cơ, giảm đau và gây hạ huyết áp. Nên nếu mẹ bầu ăn nhiều rau ngót, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu dễ gây nguy cơ sảy thai, sinh non.
Có thai ăn rau ngót dễ gây ra một số tác dụng phụ chot mẹ bầu và thai nhi
Một số lưu ý khi ăn rau ngót ở phụ nữ mang thai
Để đảm bảo an toàn khi cho mẹ bầu khi ăn rau ngót, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi chọn mua rau ngót, chị em nên chọn mua rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.
- Đảm bảo rửa rau ngót thật kỹ dưới vòi nước chảy để loại bỏ đất, cát và các loại vi khuẩn hoặc hóa chất có thể bám trên lá. Sử dụng nước muối để ngâm rau có thể giúp loại bỏ tốt hơn các loại côn trùng và vi sinh vật.
- Tránh ăn rau ngót sống do nguy cơ nhiễm khuẩn và vi sinh vật có hại. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai, vì hệ thống miễn dịch của họ có thể bị suy giảm.
- Rau ngót có thể nấu chín bằng cách luộc, xào hoặc thêm vào canh. Chế biến kỹ càng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tiêu thụ vi khuẩn có hại và làm giảm lượng oxalate trong rau.
- Mặc dù rau ngót có nhiều lợi ích sức khỏe, phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều vượt quá 30g/ngày. Hãy cân bằng chế độ ăn uống của bạn bằng cách đưa vào nhiều loại rau, trái cây và thực phẩm khác nhau.
- Nếu bạn có bất kỳ điều kiện sức khỏe đặc biệt nào, chẳng hạn như sỏi thận hoặc vấn đề tiêu hóa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Rau ngót cần được làm sạch, chế biến kỹ lưỡng để an toàn cho mẹ bầu
Những loại rau tốt cho bà bầu thay cho rau ngót
Thay vì ăn nhiều rau ngót khi mang thai, chị em có thể bổ sung đa dạng loại rau được đánh giá tốt cho bà bầu hơn như cải bó xôi, súp lơ, cải thìa, rau muống,… Tuy nhiên, tốt nhất trong thai kỳ nên đa dạng nguồn thực phẩm sạch, an toàn được khuyến nghị dành cho bà bầu để an tâm hơn
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc có bầu ăn rau ngót được không? Qua đó có thể thấy, mặc dù chưa có nhiều bằng chứng cho thấy những tác hại nghiêm trọng từ việc ăn rau ngót của bà bầu. Nhưng để “phòng bệnh hơn chữa bệnh” chị em nên cân nhắc việc tiêu thụ loại rau này, cũng như duy trì một chế độ ăn đa dạng và cân đối là nền tảng giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ cũng như đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.