Cây anh túc là gì?
Cây anh túc còn có tên là cây thuốc phiện, phù dung, anh tử túc, a phiến, túc xá, anh túc xác, cù túc xác. Tên khoa học Papaver somniferum L, họ Thuốc phiện Papaveraceae.
Thuốc độc loại gây nghiện, dùng cho trẻ em phải cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Cây anh túc là cây thân cỏ, sống hằng năm hoặc 2 năm, thân cây nhẵn, trên có phủ phấn trắng, thân mọc thẳng cao 0,7 – 1,5m, ít phân nhánh. Lá mọc so le, lá ở dưới có cuống ngắn, lá phía trên không cuống, mọc ôm vào thân cây. Lá hình trứng dài 6 – 50cm, rộng 3,5 – 30cm đầu trên nhọn, đầu phía cuống nhọn hoặc hơi hình trái tim. Hoa mọc đơn độc ở đầu thân hoặc đầu cành có cuống dài 12- 14 cm, đài hoa có hai lá đài màu xanh sớm dụng, lá đài dài 1,5 – 2 cm. Tràng có 4 cành, dài 5 – 7cm, màu trắng hoặc hồng hay tím. Quả mội nang hình cầu hoặc hình trụ dài 4 – 7cm, đường kính 3 – 6cm, khi chín có màu vàng xám, cuống quả phình to ra, đỉnh quả còn lại núm.
Toàn thân cây chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng, để lâu chuyển màu đen. Khi hái quả thường có trên mặt quả có các vết ngang hoặc dọc tùy theo cách lấy.
Mùa hoa tháng 4 – 6. Cây anh túc được trồng ở vùng cao có khí hậu mát lạnh. Nhựa chích vào lúc quả còn xanh. Anh túc xác hái sau khi quả chín.
Cây anh túc có mấy loại?
Có 4 loại anh túc chính dựa trên hình dạng và kích thước, màu hoa và hạt, bao gồm:
- Thứ nhẵn: có hoa màu tím, quả tròn, to, hạt màu tím đen, phân bố chủ yếu ở Trung Á.
- Thứ trắng: có hoa màu trắng, quả hình bầu dục, hạt màu trắng và vàng, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và Iran.
- Thứ đen: có hoa màu tím, quả tròn, hạt màu xám, phân bố chủ yếu Châu Âu.
- Thứ lông cứng: có hoa, cuống, lá có lông màu tím, phân bố chủ yếu Nam Âu.
Cây thứ trắng chủ yếu được dùng để lấy nhựa và cây thứ đen được dùng để lấy dầu. Mỗi loại anh túc sẽ có công dụng và mục đích trồng khác nhau.
Tác dụng của cây anh túc
Cây anh túc có nhiều hoạt chất như morphin, codein, papaverin, thebaine…
Cây anh túc có tác dụng giảm đau rất tốt nhưng dùng lâu sẽ gây nghiện, cây anh túc được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A.
Giảm đau: Cây anh túc tác dụng trên vỏ não và trung tâm gây đau giúp giảm đau, gây ngủ, gây cảm giác dễ chịu, sảng khoái, đây cũng chính là nguyên nhân gây nghiện.
Giảm lo âu và mất ngủ: Một số chiết xuất từ cây anh túc có tác dụng an thần, giúp giảm lo âu và cải thiện giấc ngủ.
Ức chế hô hấp: Cây anh túc ức chế hô hấp, làm nhịp thở nhanh, nông, sau chậm lại, làm cho trung tâm hô hấp kém nhạy cảm với CO2, kéo dài thời gian thở nên số lần thở trong một phút giảm.
Giảm ho: Cây anh túc ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não nên có tác dụng giảm ho ngoài ra còn do ức chế hô hấp tạo ra.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Liều nhỏ, cây anh túc kích thích co bóp dạ dày để gây nôn. Liều cao, cây anh túc có tác dụng chống nôn.
Cây anh túc làm giãn cơ trơn đường ruột nhưng lại làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn, làm cho thức ăn và phân giữ lại lâu trong ruột, nước bị hấp thu nên dùng để trị bệnh tiêu chảy mạn tính
Tác dụng phụ của cây anh túc
- Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau dạ dày, buồn nôn và nôn, khô miệng, ảo giác, co đồng tử, táo bón, chóng mặt, suy giảm nhận thức.
- Cây anh túc có chứa hoạt chất gây nghiện nên khi sử dụng quá liều có thể dẫn đến tình trạng nghiện, co thắt cơ tim, thậm chí ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Suy hô hấp: Việc sử dụng quá liều các dẫn xuất từ cây anh túc có thể gây suy hô hấp, một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Những lưu ý khi sử dụng
- Cây anh túc có chứa các hoạt chất gây nghiện nên không tự ý sử dụng thuốc mà phải có đơn của thầy thuốc và không sử dụng quá 7 ngày.
- Những bệnh nhân mới bị ho hay bị lỵ cũng không dùng loại dược liệu này.
- Trẻ em dưới 5 tuổi không sử dụng cây anh túc vì dễ ức chế hô hấp gây tử vong.
- Theo dõi các tác dụng phụ: Nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, hoặc lệ thuộc thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
- Cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc khi sử dụng cây anh túc.
Câu hỏi thường gặp
Cây anh túc có phải là cây cần sa không? Không, cây anh túc (Papaver somniferum) và cây cần sa (Cannabis sativa) là hai loại cây khác nhau, mặc dù cả hai đều có các hợp chất gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương.
Hình ảnh cây thuốc phiện trông như thế nào? Cây thuốc phiện có hoa lớn, với nhiều màu sắc như trắng, hồng, tím, và đỏ. Quả của cây có hình dạng tròn và chứa nhiều hạt nhỏ.
Cây thuốc phiện có mấy loại? Có nhiều loại cây thuốc phiện khác nhau, như Papaver somniferum var. album và Papaver somniferum var. nigrum, tùy thuộc vào đặc điểm hình thái và hàm lượng alkaloid.
Cây anh túc có gây nghiện không? Có, các dẫn xuất từ cây anh túc như morphin và codein có khả năng gây nghiện mạnh.
Có nên sử dụng các sản phẩm từ cây anh túc không? Chỉ nên sử dụng các sản phẩm từ cây anh túc khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Kết Luận
Cây thuốc phiện, hay cây anh túc, là một loại cây có nhiều công dụng trong y học, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách. Việc hiểu rõ về tác dụng, tác dụng phụ, và cách sử dụng an toàn của cây anh túc là rất quan trọng để có thể tận dụng được lợi ích y học của cây này mà không gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào về việc sử dụng cây anh túc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.