Thịt bò là một loại thực phẩm cung cấp nguồn protein, kẽm, sắt, vitamin và khoáng chất vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Đây cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng nên thường được chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Vậy ăn thịt bò có tác dụng gì? Ăn thịt bò có tốt không? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Giá trị dinh dưỡng có trong thịt bò
Thịt bò được phân loại vào nhóm thịt đỏ, cho nên chúng có chứa hàm lượng sắt cao gấp nhiều lần so với thịt gà hoặc cá. Đồng thời thịt bò tươi, nạc là loại rất giàu vitamin và khoáng chất đặc biệt là sắt và kẽm. Chính vì thế, loại thịt này luôn được kiến nghị bổ sung vào một phần của chế độ ăn uống hàng ngày.
Về cơ bản, trong thịt bò sẽ chứa chủ yếu là protein và các loại chất béo khác nhau. Cứ 100g thịt bò sẽ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng như:
- Năng lượng: 182 kcal
- Protein: 21.5 gam
- Lipit: 10.7 gam
- Glucid: 0 gam
- Chất xơ: 0 gam
- Vitamin: Vitamin B6 (0.44 mg), vitamin A (12 mcg), vitamin PP (4.5 mg), vitamin B12 (3.05 mcg),…
- Chất khoáng: Sắt (3.1 mg), kẽm (3.64 mg), đồng (160 mg), magie (28 mg), canxi (12 mg),…
Trong thịt bò chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Thịt bò có tác dụng gì với sức khỏe con người?
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, nên việc bổ sung thịt bò trong thực đơn mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:
Tăng cường cơ bắp
Các carnitine và axit trong các loại thịt hay cá là rất thấp, nhưng trong thịt bò thì ngược lại. Lượng axit amoniac trong bắp bò cao hơn nhiều so với bất cứ loại thực phẩm nào khác, chúng có khả năng làm tăng cơ bắp và cải thiện sức khỏe cơ thể.
Hỗ trợ tăng cường cơ bắp khi bổ sung thịt bò trong thực đơn
Tăng cường khả năng miễn dịch
Với hàm lượng lớn vitamin B6 và protein còn trong thịt bò nên rất cần thiết để bổ sung vào chế độ ăn. Khi được cung cấp đầy đủ, vitamin B6 sẽ giúp cơ thể xây dựng hệ miễn dịch, tăng khả năng phân hủy và tổng hợp protein. Còn protein sẽ tiến hành chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, từ đó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động hàng ngày.
Chống oxy các mô bị tổn thương
Hàm lượng acid béo khá thấp nhưng rất dồi dào axit linoleic tổng hợp trong thịt bò, nên sẽ có tác dụng chống lại các chất oxy hóa có thể gây phát tác khi tập luyện thể thao như cử tạ làm thương tổn các mô.
Hơn nữa, các axit linoleic trong loại thịt này còn có thể hỗ trợ vào quá trình duy trì cơ bắp.
Giúp giảm béo
Đặc biệt, trong thịt bò còn chứa chất béo không bão hòa rất hữu ích cho việc giảm cân, cho nên chúng ta có thể yên tâm về lượng cholesterol luôn được ổn định mà vẫn có thể cung cấp những năng lực thiết yếu giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Bổ sung máu
Lượng sắt có trong thịt bò chủ yếu ở dưới dạng heme nên cơ thể hấp thụ rất tốt. Sắt là khoáng chất rất cần cho máu, cung cấp một lượng máu thiết yếu để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
: Thức ăn cho người thiếu máu
Cho nên, các chị em phụ nữ, người mắc bệnh thiếu máu, bà mẹ mang thai sẽ được kiến nghị thêm thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày.
Thịt bò có hàm lượng sắt lớn nên thích hợp cho những ai thiếu máu
Cung cấp năng lượng
Trong thịt bò được đánh giá chứa nhiều vitamin B12 rất cần cho các tế bào, nhất là những tế bào máu đỏ cung cấp oxy tới các mô cơ. Vitamin B12 giúp tăng nhanh chuỗi amino acid chuyển hóa, từ đó cơ thể được cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu để động với cường độ cao.
Ăn thịt bò mỗi ngày có tốt không?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, cơ thể chỉ nên hấp thụ một lượng khoảng 300 – 500g/tuần. Nhưng nếu ăn quá nhiều có nguy cơ mắc phải một số bệnh nguy hiểm như:
- Nguy cơ bệnh tim mạch
- Nguy cơ ung thư
- Nguy cơ alzheimer
- Nguy cơ tiểu đường type 2
Thịt bò tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn nhiều loại thực phẩm này
Một số lưu ý khi ăn thịt bò tốt cho sức khỏe
- Không nên ăn thịt bò kết hợp với uống rượu trắng: Bởi vì có thể sẽ gây ra một số vấn đề về răng lợi như viêm chân răng.
- Không ăn thịt bò khi đang điều trị nám, tàn nhang: Nếu như bạn đang bị nám mà hấp thụ một lượng protein dồi dào trong thịt bò sẽ khiến cho nám càng lây lan nhanh hơn.
- Không được ăn cùng thủy hải sản: Lượng phốt pho trong thịt bò là chất rất cần thiết để hình thành khung xương và trong thủy sản thì lại nhiều giàu calci và magie. Nên nếu như chúng được kết hợp với nhau thì sẽ hình thành sự kết tủa muối khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi cũng như phốt pho.
- Tuyệt đối bỏ thói quen ăn bò tái: Dù cho là giết mổ hay vận chuyển thì sẽ không thể nào đảm bảo được việc bị nhiễm khuẩn. Để tránh ký sinh trùng hoặc giun sán xâm nhập vào cơ thể, trong thói quen ăn uống hãy hạn chế ăn bò tái hoặc chưa nấu chín.
- Không được ăn khi có vết sẹo chưa lành: Khi sẹo chưa lành mà chúng ta ăn thịt bò thì sẽ làm cho vết thương bị sậm màu, sau khi lành sẽ để lại sẹo.
- Không nên ăn thịt bò buổi tối: Nếu như hấp thu thịt bò vào buổi tối, lượng sắt lớn trong thịt bò sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao nên sẽ rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý khác.
Ăn thịt bò cần tránh những thực phẩm không phù hợp
Một số câu hỏi thường gặp về thịt bò
Ai không nên ăn thịt bò?
Dù biết rằng thịt bò rất tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn sẽ hạn chế dùng cho nhiều người. Chẳng hạn như: người bị bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, béo phì, bệnh gút.
Đặc biệt là các trường hợp đang có nguy cơ trở nặng, chỉ nên ăn uống thanh đạm, giảm hấp thụ protein từ động vật và cần tăng protein từ thực vật.
100g thịt bò bao nhiêu calo?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, với 100g thịt bò sẽ có khoảng 250 calo, nhưng đây chỉ là cách tính lượng calo tương đối. Bởi vì sẽ còn tùy vào từng bộ phận, nên lượng calo trong 100g thịt bò sẽ có sự thay đổi khác nhau.
: Tôm bao nhiêu calo? Ăn tôm nhiều có béo không?
Bầu ăn thịt bò được không?
Các bà mẹ mang thai nên bổ sung thường xuyên hàm lượng sắt dồi dào có trong thịt bò, để tránh tình trạng bị thiếu máu trong quá trình mang thai. Đồng thời thịt bò còn là nguồn thực phẩm cung cấp lượng đạm (protein) vô cùng thiết yếu cho các mẹ bầu ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.
Có thể thấy thịt bò là một nguồn cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Hay nói cách khác, thịt bò là thực phẩm quan trọng mà chúng ta nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày để không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn thân mà còn tốt cho cả gia đình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
[GIẢI ĐÁP] Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn
Hạt chia có tác dụng gì? 11 lợi ích khi sử dụng hạt chia mỗi ngày ít người biết
10 công dụng của rong nho đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày