Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều một số thực phẩm khuyến cáo lại dễ gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Vậy ăn gì dễ sảy thai nhất? Nội dung bài viết sau đây Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết.
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Những nhóm thực phẩm mẹ bầu nên tránh
Trong thai kỳ, có một số loại thực phẩm mà mẹ bầu cần tránh để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gây hại cho thai nhi, do đó nên được hạn chế hoặc tránh hoàn toàn. Cụ thể:
Một số loại rau phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn để tránh gây sảy thai
- Rau mầm: Như mầm đậu, mầm cải, giá đỗ… Rau mầm sống có nguy cơ cao chứa vi khuẩn E. coli và Salmonella. Nếu muốn ăn rau mầm, mẹ bầu nên nấu chín kỹ trước khi sử dụng.
- Rau má: Đây là loại rau có tính mát. Tuy nhiên, rau má có thể làm tăng nguy cơ co thắt tử cung, do đó mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Rau đay: Rau đay không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng làm mềm tử cung, có thể dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc sảy thai nếu sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Rau ngải cứu: Trong y học cổ truyền, ngải cứu được biết đến với khả năng kích thích kinh nguyệt và có thể gây co thắt tử cung, do đó không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.
- Rau ngót: Ăn gì dễ bị sảy thai nhất thì mẹ bầu nên tránh ăn rau ngót, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai vì. Bởi vì trong rau ngót chứa chất papaverin dễ làm giãn cơ trơn tử cung, gây co thắt và dẫn đến sảy thai.
- Rau răm: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ăn nhiều rau răm, nhất là 3 tháng đầu dễ gây co bóp tử cung, chảy máu và gây sảy thai.
Có nhiều loại rau khuyến cáo không nên cho bà bầu ăn
Một số loại củ quả mẹ bầu nên hạn chế ăn
Trong thai kỳ, có một số loại củ, quả mà mẹ bầu cần hạn chế hoặc tránh ăn để đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi và tránh nguy cơ sảy thai.
- Dứa: Dứa chứa bromelain, có thể làm mềm tử cung và dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, đặc biệt nếu tiêu thụ với số lượng lớn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Đu đủ xanh: Đu đủ xanh chưa chín có chứa một lượng lớn enzyme papain, có thể gây kích thích cho tử cung và có thể dẫn đến sảy thai.
- Nha đam: Nha đam có thể gây co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai, do đó nên tránh sử dụng trong suốt thai kỳ.
- Măng tươi: Măng tươi có thể chứa các hợp chất độc hại nếu không được nấu chín kỹ. Ngoài ra, măng cũng có thể gây đầy hơi và khó tiêu, gây khó chịu cho mẹ bầu.
- Một số loại trái cây nhiều đường: Mít, nhãn, vải, chôm chôm, sầu riêng… Đây đều là những loại trái cây có tính nóng, nhiều đường. Nếu mẹ bầu tiêu thụ nhiều dễ gây tăng cân, tiểu đường thai kỳ và nhiều vấn đề dễ gây sảy thai.
Hạn chế ăn, uống nước ép dứa trong thai kỳ
Mẹ bầu uống gì dễ gây sảy thai?
Bên cạnh việc ăn gì dễ sảy thai nhất? thì trong thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt cẩn thận với những gì mình nạp vào cơ thể, vì một số loại đồ uống có thể gây hại hoặc thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai. Chẳng hạn như:
- Rượu: Uống rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai, sinh non và các dị tật bẩm sinh khác.
- Caffeine: Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều caffeine (trên 200 mg mỗi ngày) có thể liên quan đến nguy cơ sảy thai cao hơn. Caffeine có trong cà phê, trà, nước ngọt và chocolate.
- Thảo mộc và trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc chứa các thành phần có thể gây co bóp tử cung hoặc tác động đến hormone, có thể gây sảy thai. Ví dụ như trà ngải cứu, trà hoàng cầm, và trà đinh hương. Trước khi sử dụng bất kỳ loại trà thảo mộc nào, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Đồ uống có chứa các chất bổ sung hoặc kích thích: Đồ uống như nước tăng lực có thể chứa một lượng lớn caffeine và các chất kích thích khác có thể không an toàn cho thai kỳ.
- Đồ uống có gas: Mặc dù không trực tiếp gây sảy thai, nhưng các loại nước ngọt có gas và có đường có thể gây tăng cân không lành mạnh, tiểu đường thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác, do đó nên hạn chế.
Hạn chế loại đồ uống có cồn, có gas khi mang thai
Một số nhóm thực phẩm khác mẹ bầu cần chú ý để tránh gây sảy thai
Ngoài những nhóm thực phẩm trên, dưới đây cũng là một số đồ ăn mà mẹ bầu nên tránh để không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi:
- Sữa và chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng: Các chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé.
- Thịt chưa nấu chín kỹ: Thịt sống hoặc chưa chín kỹ có thể chứa các loại vi khuẩn có thể gây ra sảy thai hoặc các biến chứng khác.
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Một số loại cá như cá mập, cá kiếm, và cá thu có thể chứa lượng thủy ngân cao, có hại cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
- Gan và các sản phẩm từ gan: Gan bò hoặc các sản phẩm từ gan có thể chứa lượng lớn vitamin A dạng retinol, quá nhiều có thể gây hại cho thai nhi. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Những chất này thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích và thực phẩm đóng hộp. Chúng không chỉ có hại cho sức khỏe nói chung mà còn có thể gây hại cho thai nhi.
Một số nguyên tắc trong ăn uống để có thai kỳ khỏe mạnh
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng mà mẹ bầu nên tuân theo:
- Cân bằng dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng, bao gồm các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm: protein, carbohydrate, chất béo lành mạnh (dầu ô liu, quả hạch, cá), rau và trái cây.
- Ăn đủ lượng calo: Nhu cầu calo tăng thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Đặc biệt chú trọng đến việc bổ sung đủ axit folic, sắt, canxi, và vitamin D, vốn là các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.
- Uống đủ nước: Việc uống đủ nước giúp ngăn ngừa táo bón, một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Khuyến khích nên uống khoảng 3l nước mỗi ngày.
- Tránh các thực phẩm không an toàn: Tránh ăn thịt sống hoặc chưa nấu chín kỹ, cá có hàm lượng thủy ngân cao, phô mai mềm không tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày thay vì ba bữa lớn có thể giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu và giảm buồn nôn.
Với những chia sẻ trên đây chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được việc ăn gì dễ sảy thai nhất rồi đúng không? Vậy nên, với những thực phẩm không lành mạnh thì mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế tối đa sử dụng, cũng như tuân thủ chế độ dinh dưỡng an toàn để giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.