Dấu hiệu về hành vi và tâm lý của trẻ có thể cho thấy trẻ đã bị xâm hại
Ấu dâm là gì?
Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục gồm những ham muốn tình dục mạnh mẽ, liên tục mà đối tượng muốn quan hệ là trẻ em chưa hoặc mới dậy thì. Các hành vi ấu dâm
Nạn nhân của ấu dâm thường từ độ tuổi từ 2-16 tuổi và ngày càng phát hiện nhiều trường hợp bị lạm dụng ở trẻ em có độ tuổi ngày càng nhỏ.
Dấu hiệu hành vi của trẻ đã bị xâm hại:
- Về sinh lý: Trẻ thường có nhiều vết bầm tím trên cơ thể: ở bắp đùi, bụng, tay, mông… Vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, hậu môn, vùng miệng có thể bị sưng, đau, chảy máu, chảy dịch có màu bất thường…
- Về tâm lý: Trẻ có thể la hét, quấy khóc hoặc sợ sệt, căng thẳng, lo lắng, rụt rè,tự ti, không tin tưởng người khác. Giấc ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, thường xuyên gặp ác mộng…
- Trẻ nhạy cảm và kích động hơn khi gặp tranh ảnh hoặc nói chuyện về các vấn đề liên quan đến tình dục và bạo lực.
- Trẻ có tâm lý chống đối, sợ hãi một vài người hoặc vật, lảng tránh đến một vài địa điểm nhất định
- Trẻ xa lánh, im lặng, không bày tỏ chia sẻ bí mật của bản thân hoặc thực hiện một vài hành vi nhạy cảm.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến lạm dụng tình dục xâm hại trẻ em
Ấu dâm có phải là bệnh hay không?
Ấu dâm là bệnh, nhưng không phải bất kỳ ai mắc bệnh ấu dâm cũng có hành vi tình dục với trẻ em, cũng như những người có hành vi tình dục với trẻ em cũng không chắc chắn là có bệnh ấu dâm. Ấu dâm được xác định và một bệnh lý chưa rõ nguyên nhân.
Tuy nhiên, người ta đã chứng minh được sự liên quan giữa chất trắng trong não bộ, sự thiếu hụt hormone nội tiết testosterone và các chỉ số não bộ với đối tượng ấu dâm. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan về tâm lý xã hội như: môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, các hành vi đã nhìn thấy hoặc thực hiện của đối tượng ấu dâm đã ảnh hưởng tới hành vi lạm dụng xâm hại trẻ em.
Ấu dâm có lây không?
Ấu dâm không lây. Nhưng đối tượng ấu dâm thường thực hiện hành vi lén lút, không thừa nhận hành vi nên rất khó để phát hiện.
Các biện pháp phòng ngừa cơ bản mà cha mẹ có thể thực hiện
- Cha mẹ cần thường xuyên quan tâm tới tình hình sức khỏe của trẻ, đặc biệt là các vết thương trên cơ thể. Chú ý trẻ có biểu hiện lạ hay không? Trong nhà có xuất hiện đồ chơi, đồ ăn lạ, tiền bạc, trang sức hoặc trẻ có nhắc tới người lạ nào hay không?
- Dạy con từ sớm: Từ khi trẻ 2 tuổi là có thể bắt đầu được biết các thông tin đơn giản, chẳng hạn như lúc tắm, có thể chỉ dạy về các bộ phận riêng tư cần bảo vệ và không cho người khác được nhìn hay chạm vào. Nếu người thân hoặc người lạ mặt muốn chạm vào người con, thì phải có mẹ ở bên cạnh
- Giai đoạn từ 1-2 tuổi: có thể dạy cho trẻ cách gọi tên các bộ phận trên cơ thể một cách chính xác. Trẻ 2 tuổi có thể nhận biết được sự khác nhau giữa cơ thể bạn nam và bạn nữ.
- Giai đoạn 2 tới 5 tuổi: Có thể cho trẻ biết một cách đơn giản về sự hình thành và ra đời của một em bé. Đồng thời, trẻ cần nhận biết một số khu vực riêng tư trên cơ thể mỗi người và hiểu rằng không ai được quyền đụng chạm.
- Giai đoạn từ 6 – 8 tuổi: giai đoạn đi học, kiểm soát thông tin mà trẻ tiếp nhận, giải thích cho bé rõ ràng về sự khác nhau giữa nam và nữ, về xu hướng giới tính và cần biết tôn trọng cơ thể của người khác.
- Giai đoạn 9 – 12 tuổi: trẻ cần có ý thức sâu sắc hơn về cơ thể mình và các vấn đề tuổi dậy thì, quan hệ với bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới.
- Giai đoạn 13 – 18 tuổi: Là thời kỳ biến động về tâm lý. Bởi vậy, việc giáo dục càng trở nên quan trọng. Trẻ cần được hiểu về hầu hết các nội dung của sức khỏe sinh sản, giới tính, chẳng hạn như tình yêu, tình dục, mang thai, tránh thai, bệnh lây truyền,…
- Luôn đồng hành, lắng nghe con: Cha mẹ nên trở thành một người bạn gần gũi, thân thiết của con. Luôn quan tâm tới mọi sự thay đổi hay bất thường ở con để có sự điều chỉnh và định hướng một cách đúng đắn.
- Kiểm soát nội dung trẻ tiếp nhận: Đối với trẻ nhỏ cha mẹ cần kiểm soát những nội dung thông tin mà con tiếp nhận hàng ngày từ sách vở, tivi, internet, trường học,gia đình…Hướng dẫn trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ một cách thông minh, các sàng lọc thông tin, tiếp nhận kiến thức chính thống, chính xác.
- Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi: Hãy tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi tình huống khi ở bên con để lồng ghép các bài học giới tính. Cha mẹ đừng quên việc phải nhắc đi nhắc lại kiến thức về tự vệ bản thân để đảm bảo trẻ có thể ghi nhớ và áp dụng khi cần.
- Chủ động dạy trẻ: Cha mẹ cần chủ động trong việc truyền tải thông tin về giáo dục giới tính cho trẻ trong mọi hoàn cảnh. Tránh việc con tự tò mò, khám phá dễ tiếp thu các thông tin sai lệch.
- Dạy trẻ với thái độ tích cực: Trước mỗi băn khoăn, lo lắng hay vấn đề của con cha mẹ cần có thái độ tích cực, nhẹ nhàng trong trao đổi. Thấu hiểu và giải quyết vấn đề cùng với con. Trở thành nơi an toàn để trẻ có thể bộc lộ nỗi đau đã gặp phải.
- Giám sát và kiểm soát môi trường xung quanh: Đảm bảo trẻ luôn được giám sát khi ở cùng người lớn khác, đặc biệt là những người không quen biết hoặc ít tiếp xúc. Cẩn thận khi lựa chọn người trông trẻ hoặc môi trường sinh hoạt cho trẻ.
- Trang bị kiến thức cho bản thân và gia đình:
- Tìm hiểu và trang bị kiến thức về lạm dụng tình dục trẻ em để nhận diện sớm các dấu hiệu và phòng ngừa kịp thời.
- Tham gia các chương trình, khóa học về bảo vệ trẻ em và quyền trẻ em.
Trẻ em là nạn nhân cũng là đối tượng dễ tổn thương nhất trong vấn nạn lạm dung tình dục xâm hại trẻ em. Những tổn thương về thể xác và tâm lý này khiến trẻ có ám ảnh tới suốt quá trình trưởng thành và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng với tương lai của con trẻ. Vậy nên cha mẹ cần có sự quan tâm và giáo dục con đúng cách, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.