Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất được insulin hoặc sản xuất ít insulin, dẫn đến thiếu hụt insulin. Insulin là hormon vận chuyển glucose trong máu đi vào tế bào trong cơ thể, để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Nếu không có insulin thì glucose không thể đến được các tế bào dẫn đến tăng glucose trong máu. Vì vậy, đái tháo đướng tuýp 1 thường được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào insulin. Khi lượng đường ở trong máu cao kéo dài thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường gồm hai thể chính:
- Tiểu đường tuýp 1: Tiểu đường tuýp 1 (trước đây còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin) là bệnh mà có sự phá hủy tế bào beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
- Tiểu đường tuýp 2: Là do cơ thể không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả như người bình thường. Ở tiểu đường tuýp 2 dù cơ thể tạo ra insulin nhưng các tế bào lại không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Để tránh lượng đường bị tồn đọng trong máu, tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để giải quyết glucose đang “tồn kho” để đưa vào tế bào. Đến một thời điểm, khi tuyến tụy không thể sản xuất số lượng insulin đều đặn
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 ở người lớn tuổi
Các dấu hiệu thường của tiểu đường tuýp 1 thường khó phát hiện, nhưng các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dễ dàng phát hiện như:
- Khát nước nhiều: Do cơ thể không thể kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến việc tăng đường huyết và gây khát nước liên tục.
- Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
- Khô miệng
- Đau bụng và nôn
- Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói. Do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, nên nó phải sử dụng chất béo và cơ bắp, dẫn đến giảm cân.
- Đi tiểu thường xuyên
- Mệt mỏi: Thiếu năng lượng từ glucose dẫn đến cảm giác mệt mỏi kéo dài.
- Nhìn mờ: Đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến thị lực
- Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)
- Nhiễm trùng thường xuyên: Người lớn tuổi mắc tiểu đường tuýp 1 dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng da và nhiễm trùng đường tiết niệu. Hệ thống miễn dịch của họ thường suy yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Lở loét và vết thương lâu lành: Đường huyết cao làm giảm khả năng miễn dịch và quá trình chữa lành vết thương.
- Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
- Đái dầm vào ban đêm mà trước đó không có đái dầm
Chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường tuýp 1
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, có thể làm giảm nồng độ HbA1C từ 1% – 1,9% đối với người bệnh đái tháo đường tuýp 1 .Dinh dưỡng là một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng giúp cơ thể nhận được các khoáng chất, vitamin và các chất cần thiết. Chất dinh dưỡng có trong thực phẩm bao gồm: carbohydrate, chất béo, protein, vitamin, khoáng chất và nước.
Nhưng khi cơ thể dần già đi, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, kể cả nhu cầu về dinh dưỡng. Người lớn tuổi cần cung cấp nhiều dinh dưỡng nhưng phải hạn chế dung nạp calo, tránh các thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, hạn chế các món ăn chứa đường, nhiều tinh bột…
Dưới đây là một số nguyên tắc trong chế độ ăn dành cho người lớn tuổi mắc tiểu đường tuýp 1:
Thực phẩm cung cấp tinh bột
- Ở người bệnh tiểu đường, việc cắt bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn là một sai lầm, bởi chúng đóng vai trò rất quan trọng nhằm cung cấp năng lượng cho các tế bào làm việc.
- Người bệnh vẫn ăn uống đầy đủ 4 nhóm chất: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất nhưng nhóm bột đường khi ăn hạn chế, chỉ một lượng nhất định (cỡ nắm tay) trong bữa ăn.
- Người lớn tuổi bị tiểu đường nên ăn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và ít calo như: khoai lang, gạo lứt, bắp, củ từ, đậu hà lan, đậu lăng, ngũ cốc nguyên cám…
- Người bệnh nên sử dụng các loại carbohydrate phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ với lượng vừa đủ. Tỉ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp nên đạt 50% – 60% tổng số năng lượng khẩu phần.
Thực phẩm cung cấp chất xơ
Các loại rau xanh như: bông cải xanh, cải thìa, rau bina, cải xoăn, rau mùi, rau diếp, cần tây chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, đồng thời có ít calo và tinh bột. Bí đỏ non chứa chất chống oxy hóa và chất xơ có thể giúp ổn định đường huyết. Các loại rau giàu chất xơ như cà rốt, củ cải đường, bơ, cải brussels.
Thực phẩm cung cấp chất béo
- Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Người lớn tuổi bị tiểu đường nên sử dụng chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, giảm độc tố từ axit béo tự do trong cơ thể, hỗ trợ các mô thần kinh và hormone, kiểm soát tình trạng viêm khớp, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin như A, D, E, K.
- Các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa bao gồm: các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu hà lan, đậu phộng, đậu nành, mè, hạt hướng dương, trái bơ, quả hạch, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi…
Thực phẩm cung cấp chất đạm
Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày, năng lượng do protein nên đạt 15%-20% năng lượng khẩu phần.
Uống đủ nước
Cung cấp đủ nước 40mL/kg cân nặng/ngày.
Những lưu ý khi chăm sóc người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường tuýp 1
- Sử dụng thuốc đúng liều: Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin và các loại thuốc khác.
- Tránh nguy cơ hạ đường huyết: Các thuốc điều trị tiểu đường cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi điều trị ở người cao tuổi như gây hạ đường huyết quá mức. Là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới 10mg/dL. Người già khi hạ đường huyết thường có các biểu hiện giao cảm như vã mồ hôi hay run, mà hay có biểu hiện giảm glucose ở thần kinh trung ương như yếu, chóng mặt, lú lẫn. Hạ đường huyết làm tăng biến cố tim mạch, tăng khả năng sa sút trí tuệ, khả năng ngã dẫn tới gẫy xương.
- Tránh nguy cơ tăng đường huyết (Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu): Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên 200mg/dL. Sau khi ăn, người bệnh thường bị tăng đường huyết, đây là điều bình thường.Tuy nhiên, nếu đường huyết tăng quá cao, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi và dễ kích động… Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể dẫn tới hôn mê.
- Chăm sóc bàn chân: Người bị bệnh tiểu đường lâu năm thường mất cảm giác ở bàn chân nên nếu không chăm sóc kỹ sẽ xuất hiện các vết loét ở vị trí này. Nhiễm trùng ở bàn chân là một biến chứng vô cùng nguy hiểm vì nó có thể nhanh chóng lan rộng đến tận xương, dẫn đến viêm xương tủy. Cần thường xuyên kiểm tra bàn chân, các kẽ ngón chân phát hiện các vết cắt, vết loét hoặc vết thương để điều trị kịp thời
- Tập luyện thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, và bơi lội rất phù hợp.
Việc chăm sóc người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 không chỉ bao gồm việc quản lý đường huyết mà còn đòi hỏi sự quan tâm đến sức khỏe toàn diện của họ. Bằng cách kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, theo dõi sức khỏe thường xuyên, và duy trì lối sống lành mạnh, chúng ta có thể giúp người bệnh sống vui khỏe và hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Kết luận
Chăm sóc người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đòi hỏi sự chú ý đặc biệt và hiểu biết sâu sắc về bệnh. Triệu chứng của bệnh có thể phức tạp hơn và việc quản lý bệnh cần được thực hiện cẩn thận. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Bằng cách tạo môi trường hỗ trợ và cung cấp sự chăm sóc toàn diện, chúng ta có thể giúp người bệnh duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy luôn theo dõi sức khỏe của người bệnh và tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế khi cần thiết.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.