Tăng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên là như thế nào? Huyết áp cao thường thấy xuất hiện ở người lớn và người cao tuổi, điều này có thể đúng trong quá khứ, hiện tại tăng huyết áp cũng xảy ra ở trẻ em, nếu không được phát hiện sớm nó dễ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, việc tìm ra được nguyên nhân, các dấu hiệu và đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị rất quan trọng để hạn chế ảnh hưởng của cao huyết áp đặc biệt ở trẻ. Cùng tìm hiểu về bệnh cao huyết áp ở người trẻ qua bài viết sau.
Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ
Trẻ em cũng có thể bị tăng huyết áp (THA), do đó điều quan trọng là phải khám sức khỏe định kỳ. Từ 3 tuổi trở lên, trẻ em nên được kiểm tra huyết áp định kỳ để phát hiện sớm tình trạng tiền THA hoặc THA. Bất kỳ thanh thiếu niên nào có huyết áp cao hơn 120/80mmHg cũng bị coi là có tiền THA. Thanh thiếu niên có huyết áp cao hơn 140/90mmHg được coi là THA. Giống như ở người lớn, trẻ bị THA cần điều chỉnh những yếu tố góp phần làm THA.
Huyết áp cao vô căn phát hiện chủ yếu ở tuổi thiếu niên và người lớn. Đa số thiếu niên huyết áp cao có nguyên nhân tương tự người lớn như: tiền sử gia đình, chế độ ăn, căng thẳng, béo phì, thiếu luyện tập thường xuyên.
Các nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em cấp tính hoặc thoáng qua bao gồm:
- Bệnh lý chủ mô thận: Viêm cầu thận hậu nhiễm liên cầu; viêm cầu thận Henoch-Schonlein; các đợt tái phát của bệnh hệ thống như Lupus, viêm mạch máu; hội chứng tán huyết ure máu cao; viêm ống thận mô kẽ cấp; hội chứng thận hư.
- Các nguyên nhân có liên quan đến suy thận cấp như hoại tử ống thận cấp, viêm cầu thận tiến triển nhanh, huyết khối tĩnh mạch thận, độc thận do thuốc, cách bệnh lý chủ mô thận gây suy thận khác
- Chấn thương thận hoặc các chấn thương khác
- Tắc đường niệu cấp tính
- Quá tải muối và nước do truyền dịch, plasma quá mức, suy thận cấp, dùng các thuốc hoặc hormon gây giữ nước và muối,…
- Nguyên nhân mạch máu: huyết khối động mạch và tĩnh mạch thận, viêm mạch máu, chấn thương, chèn ép mạch máu thận, tổn thương mạch máu sau phẫu thuật hoặc chụp mạch máu,…
- Các nguyên nhân thần kinh như stress, co giật, tăng áp lực nội sọ do u não, não úng thủy, rối loạn chức năng thần kinh tự động,…
- Các nguyên nhân liên quan đến thuốc: sử dụng thuốc kháng viêm non steroid, thuốc kích thích giao cảm, cocain,…
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp mạn tính hoặc kéo dài bao gồm:
- Hẹp eo động mạch chủ
- Suy thận mạn hoặc bệnh thận giai đoạn cuối
- Các bệnh lý chủ mô thận: bệnh thận do trào ngược, viêm cầu thận mạn, bất thường thận bẩm sinh như loạn sản thận, bệnh lý chủ mô thận di truyền, các bệnh lý thận mắc phải khác như hội chứng sau tán huyết urê máu cao,..
- Các bệnh lý mạch máu thận: hẹp động mạch thận, hẹp động mạch thận và hội chứng giữa động mạch chủ, hẹp động mạch thận và bệnh mạch máu nội sọ, hẹp động mạch thận và các hội chứng di truyền như u sợi thần kinh.
- U thận: bướu Wilm, Hemangiopericytoma.
- Tiết catecholamin quá mức: u tủy thượng thận, u nguyên bào thần kinh, u quanh hạch giao cảm.
- Tăng huyết áp do tiết Corticosteroid quá mức: hội chứng Cushing, hội chứng Con.
Các yếu tố nguy cơ trong tăng huyết áp ở trẻ em
Mặc dù ít gặp nhưng tăng huyết áp nguyên phát có thể xảy ra ở trẻ em. Tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em là một yếu tố nguy cơ sự báo tăng huyết áp khi trẻ trưởng thành. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp nguyên phát ở trẻ em là:
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh lý tim mạch, béo phì, rối loạn giấc ngủ,…
- Trẻ bị béo phì
- Trẻ bị rối loạn dung nạp đường
- Trẻ bị tăng hoạt tính của hệ giao cảm
- Trẻ bị tăng hoạt tính renin trong máu
- Chế độ ăn nhiều muối
Triệu chứng và biến chứng đặc biệt cần chú ý
Trẻ thường có các dấu hiệu: nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực xảy ra theo cơn, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, phù ngoại biên….
Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu tăng huyết áp nói trên, phụ huynh cần bình tĩnh đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán tăng huyết áp và tìm nguyên nhân điều trị.
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp do cao huyết áp ở trẻ em.
Biến chứng phì đại tâm thất trái
Đây là biến chứng rõ ràng và thường gặp nhất ở trẻ em bị cao huyết áp. Tổn thương xảy ra khi huyết áp của trẻ vượt trên bách phân vị thứ 95 theo độ tuổi, giới tính và chiều cao. Đây là ngưỡng có liên quan chặt chẽ đến phì đại thất trái. Biến chứng có thể xảy ra sớm ngay khi trẻ em được chẩn đoán cao huyết áp.
Tổn thương mạch máu và võng mạc
Sự thay đổi về cấu trúc, chức năng co dãn của mạch máu liên quan đến cao huyết áp. Điều này biểu hiện rõ nhất là các bệnh lý liên quan đến mạch máu võng mạc. Tỷ lệ tổn thương võng mạc chiếm khoảng 50% các trường hợp trẻ bị cao huyết áp. Các dấu hiệu này có thể ổn định sau khi tình trạng huyết áp ổn định.
Các biến chứng thần kinh và não
Các biến chứng thần kinh thường xảy ra khi trẻ bị cao huyết áp nặng. Một số biểu hiện biến chứng nguy hiểm là tai biến mạch máu não, co giật, liệt nửa người,…Tiên lượng biến chứng não do cao huyết áp ở trẻ em.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh Tăng huyết áp của trẻ cũng như nguyên nhân và các biến chứng. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.