Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính, không lây nhiễm, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Biểu hiện của bệnh là các mảng da đỏ dày, có vảy, thường ngứa hoặc đau. Các mảng vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và chân. Dù không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh vảy nến có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến, các dấu hiệu, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Dấu hiệu của vảy nến
Bệnh vảy nến bao gồm các giai đoạn không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, sau đó đến giai đoạn triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến bao gồm:
- Phát ban loang lổ với nhiều hình dạng khác nhau, từ những nốt vảy giống như vảy gàu đến nốt ban lớn khắp cơ thể.
- Ban có màu khác nhau. Người có màu da nâu hoặc da đen thường rơi vào sắc tím. Người da trắng có sắc hồng hoặc đỏ với vảy bạc.
- Đốm vảy nhỏ (thường gặp ở trẻ em).
- Da khô, nứt nẻ có thể chảy máu.
- Ngứa, rát hoặc đau nhức.
- Phát ban theo chu kỳ, bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng rồi giảm dần sau đó.
Biến chứng của vảy nến
Bệnh vảy nến có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Một số biến chứng phổ biến bao gồm:
- Viêm khớp vảy nến: Ảnh hưởng đến 30% số người mắc bệnh.
- Tăng nguy cơ các bệnh viêm khớp, u lympho, bệnh tim mạch, bệnh Crohn và trầm cảm.
- Nguy cơ tiểu đường: Người trẻ mắc vảy nến có nguy cơ cao hơn.
- Tăng huyết áp: Người bệnh vảy nến có tỷ lệ mắc cao hơn 58% so với người không mắc bệnh.
Những ai dễ mắc bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến ước tính ảnh hưởng đến 2% – 3% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo độ tuổi, vị trí địa lý, dân tộc, kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường trước 20 tuổi.
- Người châu Âu dễ bị bệnh hơn người châu Á.
- Bệnh có yếu tố di truyền.
- Người mắc bệnh viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có nguy cơ bị vảy nến cao hơn.
- Bệnh vảy nến còn có liên quan đến béo phì, một số rối loạn tim mạch và chuyển hóa khác như tiểu đường.
Cách làm giảm nguy cơ bị vảy nến
Bệnh vảy nến hiện vẫn là một bệnh mạn tính, cần uống thuốc lâu dài. vảy nến đi theo người bệnh suốt đời. Thế nhưng do da nổi vảy nên người bệnh thường tự ti, mặc cảm, nhiều người bỏ cuộc không điều trị làm bệnh bộc phát nặng, gây ra các biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.
- Tăng cường sức đề kháng: Hạn chế các bệnh nhiễm trùng và chấn thương để không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
- Tầm soát sớm: Đối với những người có nguy cơ cao, nên kiểm tra và phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
- Quản lý căng thẳng: Tránh lo lắng, hoang mang và duy trì tinh thần lạc quan.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Sử dụng thuốc đúng cách, tránh ánh nắng mặt trời, vệ sinh da sạch sẽ.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế rượu bia, thuốc lá và thực phẩm béo nhiều dầu mỡ; bổ sung thức ăn chứa acid folic và omega-3 từ cá thu, cá hồi.
Kết luận
Bệnh vảy nến mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ về bệnh, nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng, cũng như áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh quản lý tình trạng của mình hiệu quả hơn. Bệnh nhân nên thường xuyên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị để giảm thiểu biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của bệnh vảy nến, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.