Ung thư xương là một căn bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, nhận diện nguy cơ và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư xương, các nguy cơ tiềm ẩn và cách điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây ung thư xương
Hiện nay hoàn toàn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra ung thư xương. Có một số yếu tố được coi là tác nhân có liên quan nhưng chưa được chứng minh.
- Bức xạ ion hóa: là tác nhân vật lý từ môi trường bên ngoài gây ung thư. Ở Mỹ, ung thư xương do tia xạ chiếm 18% trong tất cả các ung thư xương.
- Chấn thương: tác động va đập từ ngoài xương, chấn thương có thể xảy ra do hoạt động thể thao; do tai nạn giao thông.Trên thực tế lâm sàng có một số ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương, nhất là vùng đầu trên xương chày. Những trường hợp này rất khó giải thích chấn thương xảy ra ngẫu nhiên hay là nguyên nhân khởi động các tế bào xương quá sản.
- Rối loạn di truyền: là tác nhân bên trong có liên quan đến ung thư xương. Người ta đề cập đến tác nhân này vì ung thư xương xuất hiện ở tuổi trẻ, khoảng 12-20 tuổi, đây là độ tuổi xương phát triển mạnh, khoảng thời gian còn quá ngắn để xuất hiện các ung thư do môi trường gây ra. Ung thư xương thường xuất hiện ở bệnh nhân có chồi xương sụn mọc ở chỗ nối bản sụn với đầu xương dài, bệnh này được coi là bệnh di truyền. Ở những bệnh nhân mắc ung thư võng mạc mắt, là bệnh được coi là ung thư di truyền, cũng gặp ung thư xương. Người ta cho rằng do rối loạn gen ức chế ung thư P53 mà cơ thể không kiểm soát được các tế bào có gen biến dị, làm tế bào này tiếp tục phân chia tạo ra các tế bào ung thư.
Nguy cơ tiềm ẩn từ ung thư xương
Ung thư xương gây ra nhiều nguy cơ và biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời:
- Đau nhức xương: Đau nhức thường là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất, có thể tăng dần theo thời gian.
- Sưng tấy và viêm: Xương bị ảnh hưởng có thể sưng tấy và viêm, gây khó khăn trong vận động.
- Gãy xương: Xương bị yếu đi và dễ gãy hơn so với xương bình thường.
- Di căn: Ung thư xương có thể lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là phổi và gan.
Hậu quả khi ung thư xương di căn sang gan
- Suy giảm chức năng gan:
- Rối loạn chuyển hóa: Gan là cơ quan chính trong việc chuyển hóa và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi ung thư xương di căn đến gan, chức năng này bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể.
- Rối loạn đông máu: Gan sản xuất các yếu tố đông máu cần thiết. Sự suy giảm chức năng gan có thể dẫn đến chảy máu không kiểm soát được.
- Cổ trướng (Ascites):
- Tích tụ dịch: Di căn gan có thể gây ra sự tích tụ dịch trong ổ bụng, dẫn đến cổ trướng. Điều này gây ra cảm giác căng tức, khó chịu và khó thở cho bệnh nhân.
- Vàng da và mắt:
- Tăng bilirubin: Sự phá hủy tế bào gan và ống mật do di căn làm tăng bilirubin trong máu, gây ra tình trạng vàng da và mắt.
Hậu quả khi ung thư xương di căn sang phổi
- Suy giảm chức năng hô hấp:
- Khó thở: Di căn phổi gây tổn thương mô phổi, làm giảm khả năng trao đổi oxy và CO2, dẫn đến khó thở và cảm giác hụt hơi.
- Ho và ho ra máu: Sự xâm lấn của tế bào ung thư vào mô phổi có thể gây ho mãn tính, đôi khi kèm theo ho ra máu.
- Tràn dịch màng phổi:
- Tích tụ dịch trong khoang màng phổi: Di căn phổi có thể gây ra tràn dịch màng phổi, dẫn đến cảm giác đau ngực, khó thở và giảm khả năng vận động.
- Đau ngực:
- Tổn thương mô phổi và màng phổi: Sự phát triển của khối u trong phổi và màng phổi gây ra cơn đau ngực, đặc biệt là khi ho hoặc hít thở sâu.
Điều trị ung thư xương như thế nào?
Mọi căn bệnh ung thư đều đặc biệt giống như người đang chiến đấu với nó. Trong thời đại y học chính xác, với sự tiến bộ của kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, việc chống lại ung thư xương đòi hỏi sự chăm sóc cá nhân hóa, được cung cấp bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, được đánh giá cụ thể theo các yếu tố: giai đoạn ung thư, tuổi tác, sức khỏe tổng thể, kích thước và vị trí của khối u.
Có 3 phương pháp điều trị bao gồm:
Phẫu thuật
Đây là phương pháp cắt bỏ khối u điều trị triệt căn. Nguyên tắc là loại bỏ hết những thương tổn và cắt bỏ rộng các tế bào bị xâm lấn, bảo đảm vị trí phẫu thuật không còn khối u ác tính. Hậu quả của phương pháp này là người bệnh có thể bị khuyết toàn bộ 1 xương hoặc chỉ 1 đoạn xương.
Ngay nay, phương pháp phẫu thuật cắt cụt chi dần bị thay thế bởi phẫu thuật bảo tồn. Tạo hình khớp và xương lại sau hậu phẫu loại bỏ khối u gồm các biện pháp phẫu thuật bảo tồn chi sau:
- Dùng xương đồng loại ghép, nghĩa là xương do người chết tặng, hiến.
- Dùng các nguyên liệu nhân tạo như, vật liệu y sinh, hợp kim, titan,…
- Xử lý dung dịch Nitơ lỏng hoặc dùng mảnh xương ghép tự thân.
Hóa chất
Đây là biện pháp dùng thuốc để triệt tiêu khối u, có 2 công dụng chủ yếu là:
- Tác dụng tại chỗ: Người bệnh có thể áp dụng hóa trị trước biện pháp phẫu thuật để làm khối u nhỏ lại và không còn phát triển. Hoặc có thể sau điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối u còn sót lại, đồng thời hạn chế bệnh tái phát.
- Tác dụng toàn thân: Giúp loại bỏ khối u không chỉ tại các tế bào ung thư mà còn tại những khu vực di căn và giúp người bệnh có thể thời gian để sống.
Xạ trị
- Phương pháp này làm khối u dừng di căn và phát triển.
- Ngoài trừ sarcoma Ewing cò phần nhạy cảm thì đa số các loại ung thư xương đều không đáp ứng với phương pháp xạ trị.
- Áp dụng xạ trị để hạn chế các triệu chứng gãy xương và chống đau.
Ung thư xương là căn bệnh nghiêm trọng, đòi hỏi sự chú ý và chăm sóc đặc biệt. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là chìa khóa để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Hãy luôn chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và an lành!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.