HIV là một trong những căn bệnh thế kỷ chưa có cách điều trị dứt điểm. Trong đó AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Vậy người bị nhiễm HIV sống được bao lâu? Bài viết này sẽ làm sáng tỏ các vấn đề xoay quanh bệnh HIV/AIDS.
Virus HIV sống được bao lâu?
Virus HIV (Human Immunodeficiency Virus), không sống được lâu bên ngoài cơ thể người. Khi tiếp xúc với môi trường ngoài, virus này nhanh chóng mất khả năng lây nhiễm. Thông thường, HIV không thể tồn tại quá vài phút trên bề mặt ngoài cơ thể do sự thay đổi nhiệt độ và môi trường.
Dưới đây là khả năng tồn tại của virus HIV trong các môi trường khác nhau:
- Trong máu khô: Ở điều kiện nhiệt độ thường và độ pH tối ưu, HIV sẽ tồn tại trong máu khô khoảng 5 đến 6 ngày.
- Trong kim tiêm: Virus HIV có thể sống được từ vài ngày đến tối đa khoảng 4 tuần trong bơm kim tiêm dính máu, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ thấp và môi trường ẩm ướt.
- Môi trường nhiệt độ cao: Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng, virus HIV sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60 độ C. Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì chúng tồn tại được 30 phút.
- Nhiệt độ cực lạnh: Ở nhiệt độ khô và lạnh khoảng 4°C, virus HIV có thể tồn tại ít nhất 1 tuần. Máu chứa HIV có thể được bảo quản ở nhiệt độ -70°C trong phòng thí nghiệm.
- Trong chất thải: Khi ở phòng thí nghiệm, virus HIV trong những loại chất thải này có thể tồn tại trong vài ngày.
Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu?
Theo một số nghiên cứu, những bệnh nhân nhiễm HIV có thể sống đến 50 – 60 năm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuổi thọ của người nhiễm HIV có thể tương đương với người không nhiễm HIV nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Hiện nay, với các liệu pháp điều trị hiện đại như thuốc kháng virus (ARV), người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh như bình thường. Ngoài ra, việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh giúp làm chậm tiến triển bệnh HIV, ngăn ngừa sự lây nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người bị nhiễm HIV sống được bao lâu?
8 lầm tưởng về virus HIV/AIDS mà nhiều người mắc phải
Sau khi đã nắm được HIV sống được bao lâu, hãy cùng tìm hiểu những hiểu lầm phổ biến về HIV/AIDS mà bạn nên biết:
Nhiễm HIV chính là nhiễm AIDS
Đây là một lầm tưởng phổ biến. Thực tế, nhiễm HIV không đồng nghĩa với việc bị AIDS. HIV là virus gây suy giảm miễn dịch, còn AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrome) là giai đoạn cuối của nhiễm HIV.
Khi không được điều trị, virus HIV phát triển mạnh dẫn đến hệ miễn dịch bị phá hủy nghiêm trọng. Người nhiễm HIV nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tránh được giai đoạn AIDS.
Bố hoặc mẹ dương tính với HIV/AIDS, con sinh ra chắc chắn nhiễm HIV
Không phải lúc nào con của bố mẹ nhiễm HIV cũng bị nhiễm HIV. Với các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp trong thai kỳ và khi sinh, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống dưới 2%. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa mẹ bầu và bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.
Không quan hệ bừa bãi hay sử dụng ma tuý thì không bao giờ nhiễm HIV/AIDS
HIV có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như đường máu, dùng chung kim tiêm, từ mẹ sang con và qua đường tình dục. Do đó, việc không quan hệ bừa bãi hay sử dụng ma túy chỉ giảm nguy cơ nhiễm bệnh, chứ không đảm bảo hoàn toàn không nhiễm HIV.
Không quan hệ bừa bãi vẫn có nguy cơ mắc bệnh HIV/AIDS
Có thể nhận biết người bị nhiễm HIV/AIDS qua một số dấu hiệu
Triệu chứng nhiễm HIV tùy thuộc vào từng giai đoạn và từng cá nhân. Một số người có thể xuất hiện hầu hết các triệu chứng, trong khi một số khác có thể nhiễm HIV nhiều năm mà không hề hay biết. Xét nghiệm HIV là cách duy nhất để biết chính xác mình có bị nhiễm HIV hay không.
Tôi sẽ dễ bị lây nhiễm khi sinh hoạt chung và tiếp xúc gần với người nhiễm HIV/AIDS
Đây là lầm tưởng của nhiều người, dẫn đến việc xa lánh, kì thị người bị nhiễm HIV/AIDS. HIV không lây truyền qua các tiếp xúc hàng ngày như bắt tay, ôm, dùng chung bát đĩa hay ngồi cạnh nhau.
Virus này chỉ lây truyền qua các đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, không cần lo lắng quá mức khi tiếp xúc với người nhiễm HIV trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Quan hệ tình dục bằng miệng không thể bị nhiễm HIV/AIDS
Quan hệ tình dục bằng miệng vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ này tăng lên nếu trong miệng có vết thương hở hoặc viêm nhiễm.
Người nhiễm HIV có thể truyền virus qua máu, tinh dịch, dịch sinh dục hoặc dịch âm đạo. Khi quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm HIV, virus có thể xâm nhập vào cơ thể của đối phương thông qua niêm mạc của niệu đạo hoặc qua các vết loét.
Kết quả xét nghiệm HIV dương tính đồng nghĩa với việc cuộc đời tôi chấm dứt
Điều này là hoàn toàn không chính xác! Dù chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn hoặc vaccine phòng ngừa virus HIV/AIDS, liệu pháp kháng virus (ART) mới có thể giúp người nhiễm HIV sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Kiên trì tuân thủ điều trị còn giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV cho người xung quanh, đối tác tình dục và con cái tương lai của bạn.
Nếu nghi ngờ mình vừa bị lây nhiễm HIV, hãy gặp các chuyên gia y tế ngay lập tức. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (HIV PEP) trong vòng 72 giờ đầu tiên có thể ngăn bạn nhiễm HIV suốt đời.
Nếu được điều trị đúng cách người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh
Khi bị muỗi đốt có thể nhiễm HIV/AIDS
Thực tế, chưa từng ghi nhận trường hợp nào như vậy. Điều này đã đặt ra câu hỏi virus HIV sống được bao lâu bên ngoài cơ thể con người? Hiện nay, khoa học đã xác định rằng con người là vật chủ duy nhất của virus HIV.
Khi ra khỏi cơ thể người, virus HIV không thể tồn tại và sẽ nhanh chóng suy yếu. Virus HIV cũng không thể sống trong cơ thể các loài muỗi, côn trùng hay ký sinh trùng, nhưng không có khả năng lây nhiễm khi các loài này cắn người khác.
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể biết rằng người nhiễm HIV sống được bao lâu. Chỉ cần tuân thủ điều trị kịp thời và đúng cách, nguy cơ lây nhiễm HIV có thể được giảm đáng kể, đồng thời người nhiễm HIV có thể sống khỏe mạnh như những người không nhiễm bệnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.