Trước khi quyết định trở thành “ông bố, bà mẹ”, chúng ta cần phải hiểu rõ việc sinh con là chuyện vô cùng quan trọng. Trách nhiệm, công sức, thời gian là những yếu tố bắt buộc cần phải trang bị kỹ càng. Nhưng hãy nhớ, chúng ta còn cần phải quan tâm đến chuyện tài chính nữa.
Tại sao cần phải dự trù kinh phí trước khi mang thai
Tất cả phụ nữ khi bước vào giai đoạn chuẩn bị mang thai đều mong muốn trẻ được ra đời khỏe mạnh. Đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai, việc dự trù tài chính trước, trong và sau khi sinh được xem là một quá trình đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Khoản tiền này sẽ giúp bạn chi trả khi có những trường hợp đột xuất xảy ra. Thêm một lợi ích to lớn khác nữa là về tinh thần. Khi có thu nhập ổn định, gia đình bạn sẽ tránh được những mối lo về thiếu hụt kinh phí sinh hoạt. Nhờ đó, quá trình mang thai và sinh nở cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn chứ không phải tạo ra một gánh nặng kinh tế mới.
Vì vậy dự trù kinh phí trước khi mang thai là cần thiết đối với phụ nữ trước khi mang thai.
Chi phí trước khi mang thai gồm những gì (tiêm ngừa, sữa, vật dụng,…)
Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày được chia thành 3 giai đoạn chính. 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mỗi giai đoạn cần có những khoản chi tiêu khác nhau. Ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai, mẹ cần lên sơ bộ những chi phí cố định cho từng tháng để đưa ra những khoản chi tiêu hợp lý nhất. Tránh phát sinh ở mức tối đa.
Trong số các việc làm quan trọng trước mang thai, tiêm vacxin là việc làm được các chuyên gia Sản khoa khuyến cáo nên thực hiện để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Một số các vacxin thông thường nên được tiêm đối với phụ nữ trước mang thai như:
- Vacxin sởi – quai bị – rubella
- Vacxin thủy đậu
- Vacxin viêm não Nhật Bản
- Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván
- Vacxin viêm màng não mô cầu
- Vacxin cúm
- Vacxin phế cầu
- Vacxin uốn ván
- Vacxin viêm gan B
Đối với tiêm chủng cho mẹ trước khi mang thai thì chi phí có thể giao động từ 5-6 triệu.
Ngoài ra, kinh phí mua quần áo và các đồ dùng thiết yếu như khăn, tã, bình sữa… cho bé rơi vào từ 3 triệu đồng trở lên. Nếu muốn cho trẻ nằm cũi hoặc xe nôi, ba mẹ cần chuẩn bị thêm 3-7 triệu đồng nữa.
Ngoài ra, có những gia đình còn chi thêm một khoản tiền để sửa sang, điều chỉnh lại tiện ích trong nhà, chẳng hạn lắp thêm lan can, bịt các góc cạnh sắc nhọn của giường, bàn, tủ… để đảm bảo an toàn cho em bé sau này.
Chi phí vượt cạn
Mặc dù bài toán chi phí cần tính tới, mẹ vẫn nên lựa chọn sinh con tại những bệnh viện hiện đại, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ. Thực tế có những tai biến trong thai kỳ và khi “vượt cạn” đe dọa đến sức khỏe cả mẹ và bé, chỉ có thể phát hiện và can thiệp kịp thời nhờ sự phối hợp liên khoa Sản – Sơ sinh chặt chẽ, và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại.
Bên cạnh đó, đi đẻ là thời điểm mẹ và bé cần những chăm sóc đặc biệt để cuộc sinh trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, không phải lo toan vướng bận nhiều. Do đó, một gói thai sản tại những bệnh viện chất lượng cao là lựa chọn tối ưu giúp mẹ bầu được hưởng một chế độ chăm sóc toàn diện, thống nhất và xuyên suốt từ khi mang thai đến lúc “vượt cạn”.
Chi phí vượt cạn sẽ tùy thuộc vào lựa chọn của mẹ là sinh thường hay sinh mổ. Với sinh thường tại bệnh viện công, mẹ sẽ phải trả từ 1 – 3 triệu đồng. Nếu lựa chọn sinh mổ, chi phí trung bình vào khoảng 3 – 5 triệu đồng.
Tuy nhiên đôi khi, khi đến ngày dự sinh có thể có sự cố xảy ra bất ngờ, chẳng hạn vỡ ối sớm, lúc này bác sĩ sẽ có thể chỉ định sinh mổ, do vậy cần dự trù cả chi phí cho trường hợp này để chủ động khi thanh toán. Ngoài ra trong quá trình mang thai, việc phát sinh nhiều chi phí trong quá trình thăm khám, theo dõi tình trạng của mẹ và con là cần thiết.
Còn nếu mẹ lựa chọn sinh tại các bệnh viện quốc tế, chi phí sinh sẽ trung bình từ 15-20 triệu khi sinh thường. Đối với sinh mổ, chi phí thường dao động từ 25-60 triệu đồng.
Chi phí nằm viện sau sinh
Mức phí phải chi trả dao động trong khoảng từ 8 – 10 triệu đồng. Tại một số bệnh viện quốc tế, chi phí theo gói sinh vào khoảng 25 triệu – 60 triệu đồng. Ngoài những chi phí phải trả cố định, mẹ cũng cần lưu ý đến các chi phí ăn uống để có thể đảm bảo dinh dưỡng và đủ sữa cho con bú.
Trước 2 tháng tính từ thời điểm dự sinh, vợ chồng nên thống nhất với nhau bệnh viện sẽ sinh để có thể dự trù được kinh phí. Thông thường, chi phí cho mỗi ca sinh nở cũng khác nhau giữa sinh thường và sinh mổ. Cụ thể:
- Sinh thường: 3-5 triệu đồng.
- Sinh mổ: 5-10 triệu đồng.
Với những mẹ bầu sinh mổ thì chi phí sẽ bao gồm phí mổ và phụ phí khác, có thể kể đến như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm hay thuốc… Ngoài ra, phí sinh đẻ của mỗi người còn phụ thuộc vào việc vào bệnh viện mà bạn đăng ký. Tóm lại, khi sinh, các cặp vợ chồng nên chuẩn bị số tiền ít nhất là khoảng 10 triệu đồng.
Các chi phí khác
Cuối cùng, ngoài những chi phí cần thiết như thông tin trên, một số các chi phí khách cũng quan trọng không kém cần phải được kể đến như:
- Chi phí khám thai, sinh con
- Bảo hiểm thai sản.
- Chi phí bồi dưỡng sức khỏe.
- Chi phí nghỉ thai sản.
- Chi phí quần áo bà bầu.
- Chi phí cho em bé sau khi ra đời.
Thực tế nhiều thai phụ có thai kỳ khỏe mạnh và dự định sẽ sinh thường, nhưng khi đến ngày dự sinh có thể có sự cố xảy ra bất ngờ, chẳng hạn vỡ ối sớm, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ, do vậy cần dự trù cả chi phí cho trường hợp này để chủ động khi thanh toán.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Xác định chi phí sinh con để có kế hoạch tài chính tốt nhất