Khi càng gần về cuối thai kỳ, nhất là gần tới ngày dự sinh thì việc nhận biết rõ các dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ, hay còn gọi là chuyển dạ rất cần thiết. Điều này giúp mẹ bầu nhanh chóng biết cách xử lý, đến ngay cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Vậy nên, trong nội dung bài viết sau đây Pharmacity sẽ phân tích rõ những dấu hiệu đó để mẹ bầu có thể tham khảo.
Chuyển dạ là gì?
Chuyển dạ là quá trình mà phụ nữ mang thai sẽ phải trải qua khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, chuẩn bị sinh con. Trong giai đoạn này, bánh nhau và thai nhi sẽ bắt đầu được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.
Bên cạnh đó ở khi đến cuối thai kỳ, các triệu chứng chuyển dạ sẽ xuất hiện như các cơn gò tử cung, làm cho bụng mẹ bầu cứng hơn và cổ tử cung mở rộng dần. Các cơn đau này sẽ tăng dần về cường độ và tần suất, khiến cổ tử cung mềm mại và thư giãn hơn, chuẩn bị cho sự sinh nở.
Khi bắt đầu các cơn đau đầu tiên, thai nhi sẽ xoay và di chuyển xuống dưới vào khung chậu của mẹ. Khi cổ tử cung mở rộng khoảng 10cm và mẹ bắt đầu rặn, thai nhi sẽ dần lọt qua khung chậu để ra ngoài.
Theo đó, quá trình chuyển dạ được phân chia thành:
- Chuyển dạ đủ tháng (38 – 42 tuần): Thai nhi đã trưởng thành và có thể sống khỏe mạnh, độc lập bên ngoài tử cung.
- Chuyển dạ non tháng (22 – 27 tuần): Thai nhi sinh sớm hơn dự kiến.
- Trẻ sinh già tháng (lớn hơn 42 tuần): Thai nhi sinh muộn hơn dự kiến.
Vậy nên, việc xác định sai thời điểm chuyển dạ có thể gây lo lắng và dẫn đến can thiệp y tế không cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Chuyển dạ là quá trình chuẩn bị sinh ở phụ nữ mang thai
Những dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ mẹ bầu cần biết
Trên thực tế không phải lúc nào các mẹ bầu đều sinh lúc trong 40 tuần, vì có nhiều hơn hoặc muộn hơn. Vậy nên, việc nhận biết dấu hiệu sắp sinh chính là yếu tố giúp chị em nhận biết mình sắp “vượt cạn” để có sự chuẩn bị tốt hơn. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu thường gặp nhất mà mẹ bầu có thể tham khảo:
- Các cơn co thắt tử cung thường xuyên và đều đặn: Khi sắp sinh, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các cơn co thắt tử cung trở nên mạnh mẽ và đều đặn hơn. Chúng thường xảy ra mỗi 5-10 phút và kéo dài khoảng 30-70 giây, cơn đau này sẽ không giảm dù có thay đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi.
Khi chuyển dạ sẽ xuất hiện cơn đau gò tử cung thường xuyên, đều đặn và tăng dần
- Đau lưng dưới: Cơn đau nhức và liên tục ở lưng dưới cũng là một dấu hiệu sắp sinh, cơn đau này thường không giảm ngay cả khi bạn thay đổi tư thế. Đau lưng có thể là dấu hiệu của cơn co thắt tử cung hoặc do áp lực từ em bé đang di chuyển xuống khung chậu.
- Đau bụng dưới: Cảm giác đau và áp lực ở vùng bụng dưới, giống như bạn đau bụng kinh nhưng mạnh hơn. Cơn đau này là do các cơn co thắt tử cung và có thể lan ra khắp vùng bụng.
- Vỡ ối: Đây là dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ điển hình nhất. Bởi vì khi túi ối bị rách, nước ối sẽ chảy ra từ âm đạo và lượng nước ối có thể chảy nhiều hoặc rỉ ra từ từ. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Vỡ ối là dấu hiệu sắp sinh phổ biến nhất
- Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo trở nên nhiều hơn và có thể có màu hồng hoặc nâu do lẫn máu, đây là tình trạng do cổ tử cung mở rộng và chuẩn bị cho quá trình sinh nở thông báo mẹ nên sẵn sàng.
- Xuất hiện máu báo: Một lượng nhỏ máu từ âm đạo, thường là máu nhầy hoặc màu hồng nhạt, là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn ra. Máu báo thường xuất hiện từ vài giờ đến vài ngày trước khi chuyển dạ thực sự bắt đầu mà mẹ bầu cần chú ý.
Sắp sinh sẽ có xuất hiện máu báo
- Cảm giác muốn rặn: Cảm giác muốn rặn đi tiểu hoặc đại tiện do áp lực của đầu em bé lên trực tràng. Cảm giác này trở nên mạnh mẽ hơn khi cổ tử cung mở hoàn toàn.
- Buồn nôn và tiêu chảy: Một số phụ nữ có thể cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy trước khi chuyển dạ. Điều này có thể do cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở bằng cách làm sạch hệ tiêu hóa.
- Mất dịch nút nhầy cổ tử cung: Dịch nhầy đặc, dày, có thể lẫn máu thoát ra khỏi cổ tử cung. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang mở rộng và sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
- Sa bụng dưới: Càng gần ngày sinh thì em bé hạ thấp hơn vào khung chậu, làm cho mẹ cảm thấy áp lực ở vùng chậu, bụng dưới nặng nề hơn nhưng dễ thở hơn do giảm áp lực lên phổi. Sự thay đổi này có thể làm cho mẹ cảm thấy nhẹ nhõm ở phần trên cơ thể nhưng lại tăng áp lực ở phần dưới.
Càng gần ngày sinh bụng mẹ sẽ sa xuống phía dưới nhiều hơn
- Tăng cảm giác mệt mỏi và lo lắng: Cảm giác mệt mỏi, lo lắng và không thoải mái gia tăng càng gần ngày sinh ở mẹ bầu, điều này thường do các cơn co thắt và áp lực từ em bé.
Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần phải làm gì?
Khi thấy sự xuất hiện của các dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ, mẹ bầu cần làm một số việc sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:
- Gọi ngay cho bác sĩ của mẹ bầu hay khám để thông báo về các dấu hiệu chuyển dạ mà mình đang trải qua. Họ sẽ hướng dẫn bạn các bước tiếp theo và quyết định khi nào bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
- Theo dõi và ghi lại thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi cơn co thắt, cũng như tần suất của chúng. Chính thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn đã thực sự chuyển dạ hay chưa.
- Đảm bảo rằng túi đồ đi sinh đã được chuẩn bị sẵn sàng với tất cả các vật dụng cần thiết như quần áo cho mẹ và bé, giấy tờ cá nhân, bảo hiểm y tế và các vật dụng cá nhân khác.
- Khi bước thấy dấu hiệu chuyển dạ thì trên thực cũng phải thêm vài tiếng hoặc vài ngày nữa mới sinh, nên mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ để duy trì năng lượng trong quá trình vượt cạn nhé.
- Trước khi sinh, chị em hãy cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn tránh lo lắng quá mức dễ gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở.
- Nếu các cơn co thắt trở nên đều đặn hơn, mạnh mẽ hơn, hoặc bạn có dấu hiệu vỡ ối, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Đừng chờ đợi quá lâu vì quá trình chuyển dạ có thể tiến triển nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các dấu hiệu sắp sinh trong vài giờ mà mẹ bầu cần biết. Lưu ý rằng, mỗi phụ nữ có thể trải qua các dấu hiệu này theo cách khác nhau. Nhưng khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.