Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là một trong những dấu hiệu điển hình mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này do đâu? Khi bị đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai phải làm sao? Lúc nào nên đi khám bác sĩ? Cùng Pharmacity tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé.
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai nguyên nhân do đâu?
Khi mang thai, phụ nữ thường gặp phải tình trạng đau lưng và đau bụng dưới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Nguyên nhân gây đau lưng ở mẹ bầu:
- Tăng cân: Khi thai nhi phát triển, cơ thể mẹ bầu tăng cân, tạo thêm áp lực lên cột sống và cơ lưng khiến thai phụ thường bị đau lưng hơn bình thường.
- Thay đổi hormon: Hormon relaxin được sản xuất nhiều hơn khi mang thai giúp các dây chằng ở khu vực chậu mềm dẻo hơn để chuẩn bị cho việc sinh nở. Điều này có thể làm giảm sự ổn định của các khớp và gây đau lưng ở thai phụ.
- Tư thế đứng ngồi không đúng: Việc ngồi hoặc đứng sai tư thế, ngồi quá lâu cũng có thể gây ra căng thẳng và đau lưng khi mang thai, nhất là đối với mẹ bầu làm việc văn phòng.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới ở mẹ bầu:
- Giãn dây chằng: Khi thai nhi phát triển, các dây chằng nâng đỡ tử cung cũng bị căng ra, có thể gây ra cảm giác đau bụng dưới.
- Tăng áp lực tử cung: Khi tử cung lớn lên, nó có thể tạo áp lực lên các cơ quan xung quanh, gây đau và khó chịu hơn bình thường.
- Táo bón và đầy hơi: Thay đổi nội tiết tố và sự chèn ép của tử cung lên ruột có thể gây ra tình trạng táo bón và đầy hơi ở mẹ bầu, từ đó làm tăng cảm giác đau bụng dưới.
Khi mang bầu, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi dẫn đến tình trạng đau lưng, đau bụng dưới
Khi mang thai bị đau lưng, đau bụng dưới có sao không?
Trong những tháng đầu của thai kỳ, đau lưng và đau bụng dưới là hiện tượng khá phổ biến và thường không phải là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thai phụ chỉ đau lâm râm, không kèm theo triệu chứng nào khác hay có tiền sử sảy thai trước đó thì bạn có thể nghỉ ngơi, theo dõi thêm.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên cẩn thận và quan sát tình trạng, mức độ cơn đau cùng một số biểu hiện đi kèm. Nếu mức độ đau dữ dội không thấy giảm kèm theo chảy máu âm đạo thì nên đi khám ngay, vì rất có thể là dấu hiệu của dọa sảy hoặc sảy thai.
Đau lưng, đau bụng dưới trong thai kỳ phải làm sao?
Để có thể giảm thiểu tình trạng đau lưng, đau bụng dưới khi mang thai thì chị em có thể áp dụng một số điều sau đây:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn: Đảm bảo bạn nghỉ ngơi đầy đủ, nhất là khi mang thai cần nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh làm việc quá sức.
- Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm đặt lên vùng lưng hoặc bụng dưới có thể giúp giảm đau.
- Tư thế đứng: Ngồi và đứng đúng tư thế, tránh cúi hay xoay người đột ngột hay ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể áp dụng một số bài tập nhẹ như yoga cho bà bầu, đi bộ… có thể giúp tăng cường cơ lưng và giảm đau hiệu quả.
- Massage: Nhờ người thân hoặc chuyên gia massage nhẹ nhàng vùng lưng để giảm đau.
- Uống đủ nước: Đảm bảo bạn uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể hoạt động tốt hơn và giảm táo bón, một trong những nguyên nhân gây đau bụng.
- Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau quả để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ táo bón ở mẹ bầu là rất cần thiết.
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn khi mang thai
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu khi nào nên đi khám?
Mẹ bầu nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu đi kèm đau lưng, đau bụng khi mới mang thai như:
- Đau dữ dội hoặc kéo dài: Nếu cơn đau không giảm bớt hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ.
- Chảy máu âm đạo: Trong thai kỳ, nếu nhận thấy hiện tượng chảy máu nào nên đi khám ngay lập tức.
- Sốt cao hoặc ớn lạnh: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác cần đi khám ngay.
- Các dấu hiệu bất thường khác: Nếu có các triệu chứng khác như khó thở, buồn nôn nặng, chóng mặt, bạn cũng nên tìm đến cơ sở y tế để được kiểm tra.
Cần đến ngay cơ sở y tế khi tình trạng đau dữ dội, không thuyên giảm
Nhìn chung, bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.