Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với sự việc duy trì và phát triển cơ thể, đồng thời cũng có rất nhiều lợi ích trong làm đẹp, ngăn ngừa lão hóa. Do vậy, việc bổ sung vitamin rất được mọi người quan tâm. Vậy vitamin A là gì, có tác dụng như thế nào và khi sử dụng vitamin A cần lưu ý gì về cách dùng và tác dụng phụ của nó.
Vitamin A là gì?
Khái niệm vitamin A được nói chung để chỉ một nhóm các hợp chất hữu cơ có liên quan về mặt hóa học bao gồm retinol, retinal (còn được gọi là retinaldehyd), axit retinoic (dạng hoạt động hay dạng đã chuyển hóa của vitamin A) và một số carotenoid (dạng tiền vitamin hay tiền chất vitamin A), đáng chú ý nhất là beta-carotene.
Vitamin A đã chuyển hoá (preformed vitamin A) có trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Tiền vitamin A có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau quả đặc biệt là ở gấc, cà rốt và các rau quả có màu xanh sẫm hay màu vàng.
Vitamin A cũng có bán ở dạng chế phẩm bổ sung, thường ở dạng retinyl acetate hoặc retinyl palmitate (vitamin A đã chuyển hóa), beta-carotene (tiền vitamin A) hoặc sự kết hợp của vitamin A đã chuyển hóa và tiền vitamin A.
Tác dụng của vitamin A
Vitamin A có rất nhiều tác dụng đối với việc duy trì và phát triển cơ thể, là vitamin thiết yếu cho mọi lứa tuổi.
Đối với người lớn:
- Đối với thị lực: giúp giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng.
- Chức năng chống oxy hóa cao: giúp ngăn ngừa ung thư, giảm lượng cholesterol và giảm bớt nguy cơ bị đột quỵ.
- Ngoài ra, vitamin A còn giúp ức chế sự lão hóa, ngăn chặn nếp nhăn và giúp làm mờ các vết thâm nám.
Đối với trẻ nhỏ:
- Vitamin A hỗ trợ cơ thể của trẻ tăng trưởng một cách toàn diện. Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm lớn.
- Đồng thời, Vitamin A còn có khả năng bảo vệ mắt, khí quản, da, dạ dày,…
- Việc cung cấp đủ lượng vitamin A cho trẻ sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, nhằm giảm bớt nguy cơ viêm đường hô hấp, sởi, viêm tai,…
Đối với phụ nữ có thai:
- Vitamin A sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ tim mạch, gan, mắt, hệ thần kinh,… để thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh.
- Phụ nữ có thai khi bổ sung Vitamin A một cách hợp lý thì sẽ giúp cho việc hồi phục sau sinh được tốt hơn.
Vitamin A sử dụng như thế nào?
Việc bổ sung vitamin A cần đúng đủ về liều lượng, thời gian, cách sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất. Việc thừa hay thiếu vitamin A đều có thể gây các ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Liều lượng:
Vitamin A được bổ sung thông qua các loại thực phẩm như đã kể trên với một chế độ ăn đa dạng và cân đối. Việc bổ sung thêm thường được khuyến cáo ở các đối tượng có nhu cầu cao hoặc người có chế độ ăn không đảm bảo hoặc hấp thu kém như ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người cao tuổi.
Đối với người lớn:
Thông thường, nam giới nên uống khoảng 900 (mcg) và nữ giới nên uống 700 mcg vitamin A mỗi ngày. Tuy nhiên, những người bị rơi vào nhóm rủi ro thiếu hụt vitamin A cao như bà mẹ mang thai hoặc cho con bú, mắc bệnh đường ruột hoặc suy giảm miễn dịch cần còn dùng liều lượng lớn hơn.
Đối với trẻ em:
Liều dùng vitamin A khuyến cáo để phòng và điều trị cho trẻ trên 8 tuổi:
Phòng bệnh thiếu vitamin: Uống 5000 IU/ngày với liệu trình từ 1-2 tuần. Trẻ dưới 8 tuổi uống 5000 IU/giờ, uống 1 lần trong 1-2 tuần, tuần 3 lần,.
Điều trị thiếu vitamin: Uống 15.000 IU/ngày, với liệu trình từ 1-2 tuần thông qua sự giám sát của bác sĩ.
Thời điểm uống: Vitamin A nên được uống cùng với bữa ăn để tăng cường hấp thụ.
Lưu ý khi sử dụng: Tránh sử dụng vitamin A cùng với các loại thực phẩm hoặc thuốc có chứa dầu khoáng vì có thể làm giảm hấp thụ vitamin A.
Những tác dụng phụ có thể có khi dùng vitamin A
Khi dùng vitamin A liều cao kéo dài gây ngộ độc mãn tính:
Các triệu chứng đặc trưng là: mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sụt cân, nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt, gan – lách to, da bị biến đổi, rụng tóc, tóc khô giòn, môi nứt nẻ và chảy máu, thiếu máu, nhức đầu, calci huyết cao, phù nề dưới da, đau ở xương và khớp. Ở trẻ em các triệu chứng ngộ độc mãn tính còn gồm cả tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác, sưng đau dọc các xương dài. Khi ngừng dùng vitamin A thì các triệu chứng cũng mất dần nhưng xương có thể ngừng phát triển do các đầu xương dài đã cốt hóa quá sớm.
Khi uống vitamin A liều rất cao dẫn đến ngộ độc cấp:
Các dấu hiệu gặp phải như: buồn ngủ, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn, dễ bị kích thích, nhức đầu, mê sảng và co giật, ỉa chảy…. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uống từ 6 đến 24 giờ.
Khi bổ sung vitamin A dư thừa, dẫn đến tích lũy gây ra tình trạng dư thừa có thể dẫn đến một số tác hại như sau:
- Thay đổi về da: gây ngứa, vàng da và tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
- Tác động tới thị lực (trẻ nhỏ có thể gây nhìn đôi):
- Móng giòn, dễ gãy; Tóc dễ gãy
- Đau xương, yếu xương
- Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn; mệt mỏi, dễ kích thích, thay đổi tâm thần
- Khó tăng cân
- Giảm vị giác
Bài viết trên đây hy vọng có thể mang đến thêm kiến thức về vitamin A cho độc giả, giúp việc bổ sung vitamin A được đúng cách và hiệu quả cao. Hãy tham khảo thêm tư vấn từ các chuyên gia y tế/dinh dưỡng đối với tình trạng cụ thể của bản thân khi có ý định muốn bổ sung vitamin A.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.