Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và vô cùng quý giá, đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay từ những tháng đầu của thai kỳ, cơ thể người mẹ đã bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất sữa. Vậy, sữa mẹ được hình thành như thế nào, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Sự thay đổi của bầu ngực người mẹ khi mang thai
Mang thai không chỉ mang đến những cảm xúc thiêng liêng mà còn là giai đoạn mà cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều sự biến đổi, trong đó có sự thay đổi của bầu ngực. Ngay từ những ngày đầu mang thai, bầu ngực đã âm thầm chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa, với những thay đổi cụ thể như:
- Kích thước: Bầu ngực thường tăng kích thước do sự phát triển của các mô tuyến vú và mạch máu để chuẩn bị sản xuất sữa. Mức độ tăng trưởng này có thể khác nhau ở mỗi người phụ nữ.
- Độ nhạy cảm: Bầu ngực có thể trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị đau hoặc căng tức, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên.
- Màu sắc: Quầng vú và núm vú có thể sẫm màu hơn do sự gia tăng sắc tố da, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ mờ dần sau khi sinh.
- Núm vú: Núm vú có thể nhô ra hoặc to ra hơn, đồng thời trở nên sần sùi do sự phát triển của các tuyến Montgomery – tuyến sản xuất chất bôi trơn giúp núm vú mềm mại và bảo vệ khỏi nứt nẻ.
- Rỉ sữa: Một số phụ nữ có thể bị rò rỉ sữa non từ núm vú, thường xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba.
- Mạch máu: Các tĩnh mạch dưới da ngực có thể trở nên rõ ràng hơn do lưu lượng máu tăng lên.
Theo quan niệm trước đây, sự thay đổi màu sắc quầng vú giúp trẻ sơ sinh dễ dàng nhận biết núm vú của mẹ hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh mới sinh có thị lực kém và chủ yếu bú theo bản năng tìm kiếm và bám chặt vào ngực mẹ. Do đó, việc thay đổi màu sắc quầng vú không ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ của trẻ.
Sữa mẹ được hình thành như thế nào?
Cơ chế tạo sữa mẹ được tạo ra như thế nào cũng là thắc mắc mà nhiều mẹ bầu hay gặp phải, cùng tìm hiểu quy trình sau đây:
Sữa mẹ được tạo ra từ đâu? Như thế nào?
Sữa mẹ được hình thành như thế nào luôn là câu hỏi được các mẹ quan trong trong quá trình mang thai bé nhà mình. Theo đó, sữa mẹ được sản xuất từ các tế bào đặc biệt nằm trong các tuyến sữa của vú. Mỗi vú có từ 15 đến 20 thùy, mỗi thùy lại chứa nhiều nang sữa nhỏ li ti được gọi là phế nang. Các phế nang này được bao bọc bởi các tế bào cơ và mô liên kết. Bắt đầu từ khi mang thai, dưới tác động của các hormone estrogen và progesterone, vú bắt đầu phát triển và trưởng thành, tạo điều kiện cho việc sản xuất sữa sau khi sinh.
Trước khi mang thai, bầu ngực được cấu tạo chủ yếu bởi mô nâng đỡ, mô tuyến sữa và mô mỡ bảo vệ. Tỷ lệ các mô này khác nhau ở mỗi người, dẫn đến sự đa dạng về kích thước và hình dạng của bầu ngực phụ nữ.
Khoảng 6 tuần sau khi thụ thai, bầu ngực bắt đầu căng phồng dần. Lúc này, mạng lưới các ống dẫn sữa chính (hệ thống kênh vận chuyển sữa trong bầu ngực) đã được hình thành từ khi bạn còn nhỏ. Tuy nhiên, các tuyến sữa vẫn chưa hoạt động cho đến giai đoạn dậy thì khi nồng độ estrogen tăng cao, kích thích tuyến phát triển. Trong thai kỳ, tốc độ phát triển của các tuyến này được đẩy nhanh.
Đến lúc sinh nở, mô tuyến vú đã mở rộng đáng kể, khiến bầu ngực trở nên to lớn hơn bao giờ hết. Mỗi bầu ngực có thể nặng tới 700 gram. Các ống dẫn sữa chính phân nhánh thành các ống dẫn nhỏ hơn gần thành ngực. Cuối mỗi ống dẫn là một nhóm nhỏ các nang vú, có hình dạng giống chùm nho. Nhóm nang vú được gọi là tiểu thùy, và nhiều tiểu thùy hợp lại thành một thùy. Mỗi vú chứa 15-20 thùy, với mỗi thùy có một ống dẫn sữa riêng.
Dưới tác động của hormone prolactin, các nang vú sẽ tổng hợp protein, đường và chất béo từ máu của mẹ để tạo thành sữa mẹ. Một mạng lưới tế bào bao quanh các nang vú sẽ co bóp các tuyến, đẩy sữa vào các ống dẫn và sau đó đến ống dẫn sữa chính. Hệ thống ống dẫn sữa hoàn thiện hoàn toàn vào khoảng 2 tháng cuối thai kỳ, giúp mẹ có thể cho con bú ngay cả khi sinh non.
Các giai đoạn sản xuất sữa mẹ
Trong giai đoạn mang thai và vài ngày sau khi sinh, bầu ngực của mẹ tiết ra một loại sữa đặc biệt gọi là sữa non. Sữa non có màu vàng đậm hoặc hơi cam, đặc, dính, giàu dinh dưỡng và kháng thể. So với sữa trưởng thành, sữa non có hàm lượng protein cao hơn, cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng thiết yếu và hệ miễn dịch hoàn hảo để bắt đầu cuộc sống.
Sữa mẹ được hình thành như thế nào, thì sau khi sinh, cơ thể mẹ bắt đầu thay đổi để thích nghi với nhu cầu bú sữa của bé, lượng hormone thai kỳ giảm dần, nhường chỗ cho hormone prolactin, kích thích sản xuất sữa. Prolactin hoạt động tích cực, thúc đẩy bầu ngực mẹ sản xuất nhiều sữa hơn để đáp ứng nhu cầu bú ngày càng tăng của bé.
Khoảng 3 – 5 ngày sau sinh, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng bầu ngực căng tức và tiết ra nhiều sữa hơn, ngay cả khi bé chưa bú thường xuyên. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuyển tiếp từ sản xuất sữa non sang sữa trưởng thành.
Để kích thích sản xuất sữa trong giai đoạn này, điều quan trọng là mẹ cần cho bé bú thường xuyên, bất cứ khi nào bé muốn. Việc bú mẹ liên tục sẽ gửi tín hiệu cho cơ thể mẹ biết rằng bé cần nhiều sữa hơn, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất sữa diễn ra mạnh mẽ hơn. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau sinh, cơ thể mẹ sẽ hoàn tất quá trình chuyển tiếp và bắt đầu sản xuất sữa trưởng thành.
Khoảng từ 2 tuần sau sinh, cơ thể mẹ bước vào giai đoạn sản xuất sữa trưởng thành. Lượng sữa tiết ra tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn so với sữa non và sữa chuyển tiếp. Đây là hiện tượng xuống sữa hay sữa về – dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đã sẵn sàng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé yêu.
Bầu ngực mẹ trong giai đoạn này sẽ trở nên đầy đặn và căng cứng do lượng sữa được sản xuất nhiều hơn. Việc sản xuất sữa diễn ra liên tục và phụ thuộc vào tần suất bú của bé. Bé bú càng thường xuyên và bú hết sữa, cơ thể mẹ càng nhận được tín hiệu để sản xuất nhiều sữa hơn cho những lần bú tiếp theo.
Với những thông tin trên, chắc hẳn các giúp các mẹ biết được sữa mẹ được hình thành như thế nào trong suốt quá trình mang thai. Mong rằng những kiến thức được chia sẻ ở trên sẽ là hành trang hữu ích giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe của bản thân và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.