More
    HomeSống KhỏePhương pháp phẫu thuật quặm mi dưới hiệu quả

    Phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới hiệu quả

    - Advertisement -spot_img


    Quặm mi dưới là tình trạng mí mắt dưới cuộn vào trong khiến phần lông mi cọ xát với giác mạc và kết mạc gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này có thể gặp ở trẻ sơ sinh cũng như người cao tuổi. Nếu không sớm tiến hành điều trị có thể dẫn đến viêm kết mạc, thậm chí là viêm loét giác mạc. Phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết sau.

    Quặm mi dưới là gì? 

    Quặm mi dưới là tình trạng bờ mi dưới bị cuộn vào trong nhãn cầu gây nên tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và đau rát. Tình trạng quặm mi dưới xảy ra phổ biến hơn so với quặm mi trên và thường xuất hiện ở người cao tuổi do hệ quả của việc hốc mắt bị tiêu mỡ khiến mắt bị lõm, từ đó dẫn đến hiện tượng mi quặm. Nếu bệnh lý xuất hiện ở trẻ nhỏ sẽ được gọi là quặm mi bẩm sinh.

    Phương pháp phẫu thuật quặm mi hiệu quả 1 Quặm mi bẩm sinh nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp thị lực

    Bệnh quặm mi mắt thường có các triệu chứng nhận biết như: Đỏ mắt, cộm trong mắt, kích ứng hoặc đau mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng và gió, mắt có nhiều rỉ, tiết dịch nhầy và đóng vảy mí mắt. 

    Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới sẹo giác mạc, tăng nguy cơ viêm loét giác mạc, nguy hiểm nhất là giảm sút thị lực hoặc dẫn đến mù lòa hoàn toàn.

    Xem thêm  Chia sẻ mẹo chữa sặc cơm lên mũi nhanh và hiệu quả

    Nguyên nhân gây ra tình trạng quặm mi dưới

    Chấn thương ở mắt

    Các chấn thương ở vùng mắt gây phát triển mô sẹo gần khu vực mi dưới sẽ làm thay đổi hướng mọc của lông mi. Bên cạnh đó, một số phẫu thuật mắt cũng có thể gây ra ảnh hưởng tương tự.

    Viêm bờ mi

    Viêm bờ mi là căn bệnh khiến mí mắt bị sưng viêm, kích ứng, bong tróc da. Đồng thời, chất nhầy ở mắt tiết ra nhiều hơn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và lông mi mọc ngược vào trong. Đối với trường hợp này, người bệnh cần loại bỏ lông mi bị quặm và điều trị viêm bờ mi tích cực.

    Bẩm sinh

    Quặm mi bẩm sinh hình thành do cấu trúc sụn mi khuyết tật hay tăng sản cơ vòng mi, sau này lớp da song đa phần sẽ được cải thiện. Phụ huynh cần lưu ý đến hiện tượng quặm mi dưới ở trẻ, nếu các triệu chứng không thuyên giảm thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ.

    Nhiễm trùng Herpes

    Virus herpes gây nhiễm trùng, nổi mụn nước ở một số vùng da trên cơ thể, trong đó có vùng da gần mắt. Điều này sẽ làm hỏng mí mắt, nhiễm trùng mắt và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đôi mắt.

    Đau mắt hột

    Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quặm mi dưới và nhiễm trùng mí mắt nghiêm trọng. Để khắc phục điều này, người bệnh cần vệ sinh mắt và điều trị tích cực đúng cách.

    Quặm mi bẩm sinh nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp thị lực 2 Đau mắt hột là một trong những nguyên nhân dẫn đến quặm mi dưới

    Lộn mí mắt

    Tình trạng này khiến mí mắt bị gập vào trong kéo theo nang lông bị đẩy vào gây tổn thương cho niêm mạc mắt. Đây chính là nguyên nhân phổ biến gây quặm mi dưới ở người già do các cơ và mô xung quanh mắt đã bị lão hóa và không còn khả năng nâng đỡ tốt.

    Xem thêm  Chữa bệnh bằng cách vệ sinh đau mắt đỏ không cần kháng sinh

    Bệnh lý mãn tính khác

    Ở một số trường hợp, bệnh quặm mi dưới có thể do mắc bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến mí mắt, niêm mạc… 

    Phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới

    Phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới là cách được nhiều người chọn lựa và đánh giá cao. Hiện nay, để điều trị bệnh lý này có nhiều phương pháp khác nhau:

    Phương pháp Panas: Các bác sĩ chuyên gia sẽ thực hiện rạch da mi rồi bọc sụn mi cho người bệnh. Sau đó thực hiện đặt chỉ khâu sụn giúp mép da với sụn sát lại với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian cắt sụn thường bị chảy nhiều máu nên đảm bảo phải thực hiện tốt việc cầm máu tốt.

    Phương pháp Trabu: Phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới này được chỉ định khi người bệnh ở tình trạng nhẹ. Các bác sĩ sẽ tiến hành lật mi và cố định mi. Sau đó rạch sụn, kết mạc theo đường song song với bờ mi. Cuối cùng đặt chỉ và thắt mối chỉ, băng mắt để phẫu thuật quặm mi.

    Quặm mi bẩm sinh nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp thị lực 2 Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới khác nhau

    Phương pháp Cuenod Nataf: Hiện nay, phẫu thuật quặm mi dưới với phương pháp Cuenod Nataf được ứng dụng phổ biến nhất bởi ít xảy ra biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch mi bằng dao phẫu thuật chuyên dụng, bọc sụn rồi tiến hành khâu và băng mắt. Lưu ý, người bệnh khi có hiện tượng da thừa thì sẽ được khuyến cáo cắt bỏ. Chiều dài phần da bị cắt sẽ phụ thuộc vào độ thừa của da mi.

    Xem thêm  Góc giải đáp: Ăn phải kiến ba khoang có sao không?

    Trên đây là những chia sẻ về vấn đề phương pháp phẫu thuật quặm mi dưới. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm những thông tin về nguyên nhân, các triệu chứng của bệnh lý quặm mi dưới từ đó có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

    Thùy Dung

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img