Khi phụ nữ chuyển sang tuổi mãn kinh, họ thường phải đối mặt với các vấn đề như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, và đặc biệt là vấn đề da khô, nếp nhăn và ngứa. Để giải quyết những vấn đề này, việc áp dụng một chế độ chăm sóc da khoa học và đúng cách là cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các giải pháp và cách chăm sóc phù hợp để cải thiện tình trạng da trong thời kỳ mãn kinh.
Mãn kinh là gì?
Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên trong quá trình lão hóa của phụ nữ, khi buồng trứng suy giảm chức năng, không còn sản xuất trứng và nội tiết tố. Điều này đồng nghĩa với việc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản.
Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, thời kỳ mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi 40-50, thậm chí có thể xuất hiện rất sớm ở độ tuổi 30 nhưng độ tuổi trung bình của tình trạng này là 51 tuổi.
Phụ nữ có thể bắt đầu mãn kinh sớm hơn do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hoặc các phương pháp điều trị bệnh lý như hóa xạ trị. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mãn kinh tạm thời và có thể trở lại sau khi điều trị kết thúc.
Các triệu chứng mãn kinh bao gồm:
- Bốc hỏa, cảm giác có cơn nóng đột ngột từ mặt lan khắp cơ thể.
- Đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Cảm lạnh.
- Khô âm đạo gây khó khăn hoặc đau đớn khi quan hệ tình dục.
- Tiểu gấp và nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
- Khó ngủ hoặc mất ngủ.
- Dễ thay đổi tâm trạng, hay cáu kỉnh hoặc trầm cảm nhẹ.
- Khô da, khô mắt và khô miệng.
- Căng tức ngực.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trầm trọng hơn.
- Chu kỳ kinh không đều, kỳ kinh nguyệt trở nên nhẹ nhàng hoặc nặng nề hơn so với trước đây.
Một số phụ nữ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh.
- Nhức đầu.
- Đau nhức khớp, cơ và xương.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Khó tập trung hoặc suy giảm, mất trí nhớ tạm thời.
- Tăng cân.
- Rụng tóc hoặc tóc mỏng.
Làn da thời kỳ mãn kinh sẽ như thế nào?
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ chính là thời điểm sau một năm xuất hiện kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Khi bước vào thời kỳ này, lượng nội tiết tố nữ có sự suy giảm mạnh và gây ra những vấn đề về da như sau:
- Làn da của phụ nữ xuất hiện đốm đồi mồi và một số biểu hiện cho thấy da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời: Trong thời kỳ mãn kinh, làn da phụ nữ thường xuất hiện đốm nâu và các dấu hiệu của tổn thương do tia UV từ ánh nắng mặt trời. Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mà không bảo vệ da làm tăng tốc độ lão hóa và nguy cơ ung thư da. Các đốm nâu dễ thấy trên mặt, cổ, cánh tay và ngực.
- Da dễ bị bầm tím: Đây là giai đoạn mà lượng estrogen trong cơ thể chị em sẽ giảm mạnh khiến da trở nên mỏng hơn và đồng thời sẽ dễ bị nốt thâm hơn.
- Da khô: Làn da ở độ tuổi mãn kinh sẽ gặp phải nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng làn da bị mất khả năng giữ nước và trở nên khô hơn. Đặc biệt, khi thời tiết hanh khô những phụ nữ lớn tuổi sẽ cảm nhận rất rõ tình trạng này.
- Xuất hiện nhiều lông mặt: Nội tiết tố nữ giảm, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng lông xuất hiện nhiều hơn ở dưới cằm và dọc theo đường viền hoặc trên môi.
- Da lão hóa, chùng và có thêm nhiều nếp nhăn: Da phụ nữ mãn kinh thường bị lão hóa, chùng và nhiều nếp nhăn do lượng collagen giảm mạnh. Da mất sự săn chắc, chảy xệ và nếp nhăn rõ ràng hơn, đặc biệt ở bọng mắt và khóe miệng.
- Da xuất hiện nhiều mụn hơn : Do nội tiết tố suy giảm, phụ nữ mãn kinh dễ bị mụn trứng cá và các loại mụn khác. Da mỏng và khô hơn khiến việc xử lý mụn trở nên khó khăn hơn.
- Da nhạy cảm, dễ kích ứng: Sau tuổi 50, da phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh trở nên nhạy cảm hơn do thay đổi nồng độ pH, dễ bị mẩn ngứa, phát ban và kích ứng.
- Vết thương trên da chậm lành hơn: Trong thời kỳ mãn kinh, hormone suy giảm làm vết thương trên da chậm lành hơn.
Cách chăm sóc da thời kỳ mãn kinh
Dưới đây là một số cách chăm sóc da trong thời kỳ mãn kinh mà bạn có thể tham khảo để giúp mình luôn tươi trẻ, xinh đẹp:
- Làm sạch da: Làm sạch da là cần thiết ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh. Sau khi dùng mỹ phẩm, việc tẩy trang và rửa mặt không thể bỏ qua. Hãy chọn sản phẩm tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp, chỉ nên rửa mặt 2 lần/ngày.
- Dưỡng ẩm: Trong thời kỳ mãn kinh, khi tuyến dầu không hoạt động hiệu quả, da dễ bị khô và mất nước. Để giữ da luôn ẩm mượt, bạn nên uống đủ nước và sử dụng kem dưỡng da thích hợp. Hạn chế tắm bằng nước quá nóng và tập trung dưỡng ẩm cho vùng da mắt, cổ và khóe miệng. Sử dụng nước hoa hồng giúp cân bằng độ pH và tăng cường độ ẩm cho da.
- Chống nắng cho da: Chống nắng cho da là điều quan trọng nhất trong thời kỳ mãn kinh. Nếu không được bảo vệ, các vấn đề da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Khi ra ngoài, hãy đội mũ, nón, áo chống nắng và dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da và làm chậm quá trình lão hóa.
- Dùng các sản phẩm dưỡng da nâng cơ, bổ sung collagen cho da bằng thực phẩm và sản phẩm dưỡng da
- Chăm sóc da tay, da lưng và cổ: Nhiều phụ nữ chỉ chăm sóc da mặt mà quên đi da tay, lưng và cổ, những vùng da dễ bị khô và mất collagen. Hãy chăm sóc kỹ cả những vùng này, đeo găng tay khi làm việc nhà và ngoài trời để bảo vệ da.
- Chế độ ăn nhiều chất chống oxy hóa: Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau xanh đậm và trái cây nhiều màu sắc để da khỏe mạnh và chậm lão hóa.
- Vận động nhiều hơn: Tập luyện hàng ngày giúp giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu và làm da tươi trẻ hơn.
- Ngoài ra, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, ngủ sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, uống đủ nước mỗi ngày và nâng cao chất lượng giấc ngủ, để làn da có thời gian nghỉ ngơi.
Kết luận
Làn da của người phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh sẽ bị xấu đi rất nhiều. Vì vậy chăm sóc da trong thời kỳ này vô cùng quan trọng, nên khám da liễu khi nhận thấy những vấn đề bất thường ở da để được điều trị kịp thời. Với những biện pháp chăm sóc đơn giản như trên, bạn có thể giúp làn da của mình luôn tươi trẻ và khỏe mạnh qua thời kỳ mãn kinh. Hãy dành thời gian chăm sóc bản thân và đón nhận những thay đổi tích cực của cơ thể mình.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.