More
    HomeSống KhỏeHiện tượng đau khớp tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc...

    Hiện tượng đau khớp tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

    - Advertisement -spot_img


    Hiện tượng đau khớp tay xuất hiện ở khá nhiều người, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị của tình trạng đau khớp tay này.

    Tổng quan về hiện tượng đau khớp tay

    Hiện tượng đau khớp tay diễn biến khi các mô sụn khớp, bao dịch khớp bị tổn thương do tác động tiêu cực. Các đầu xương cọ xát với nhau do phần sụn giữa các khớp bị bào mòn. Từ đó gây ra tình trạng sưng, cứng khớp, kèm theo đau nhức, làm ảnh hưởng tới hoạt động cầm nắm ở tay của người bệnh.

    Hiện tượng đau khớp tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 1 Hiện tượng đau khớp tay xảy ra ở nhiều đối tượng

    Hiện tượng đau khớp tay xảy ra do đâu?

    Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp ở tay phải kể đến như:

    Nguyên nhân nội sinh

    Bệnh lý liên quan tới xương khớp: Biến chứng của các bệnh lý như: Bệnh gout, lupus, tiểu đường… là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp. Cụ thể là viêm khớp cổ tay, viêm khớp khuỷu tay, đau khớp ngón tay… 

    Di truyền bẩm sinh: Theo thống kê của Y học Việt Nam, hầu hết những trường hợp có bố mẹ, anh chị hoặc ông bà có tiền sử bị các bệnh liên quan đến khớp tay thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều lần so với người bình thường.

    Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, khiến cho quá trình lão hóa xương tăng lên, làm suy yếu và hao mòn các mô sụn ở khớp. Lâu ngày dẫn đến tình trạng đau khớp tay.

    Hiện tượng đau khớp tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 2 Đau khớp tay do tuổi cao

    Nguyên nhân ngoại sinh

    Đau khớp tay do thời tiết: Với thời tiết lạnh, đặc biệt là khoảng thời gian giao thoa giữa các mùa. Cơ thể sẽ không kịp thích nghi với những điều kiện thay đổi đột ngột đó, làm xuất hiện tình trạng đau, nhức khớp. Cơn đau trở nên nặng hơn khi vào buổi đêm, khiến người bệnh khó ngủ, thậm chí mất ngủ. 

    Xem thêm  Cách nấu trà bí đao hạt chia giảm cân đơn giản, hiệu quả

    Đau khớp do đặc thù công việc: Những người thường xuyên sử dụng tay là bộ phận làm việc chủ yếu như họa sĩ, nhân viên văn phòng, thợ mộc, vận động viên thể thao… Do đặc thù công việc, lặp đi lặp lại trong một thời gian dài, khiến cho các khớp phải hoạt động liên tục. Từ đó dẫn tới tình trạng khớp bị tổn thương, co cứng, gây đau khớp.

    Do chấn thương: Tay là bộ phận thường xuyên phải làm việc, kể cả khi khác bộ phận khác nghỉ ngơi. Vì thế, hiện tượng chấn thương các vùng khớp tay là điều không thể tránh khỏi trong quá trình vận động và làm việc.

    Các triệu chứng của hiện tượng đau khớp tay điển hình

    Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà sẽ biểu hiện có các triệu chứng khác nhau.

    • Sưng, cứng khớp: Phần xung quanh của khớp bị sưng và nhô cao hơn so với các vùng xung quanh, gây cản trở vận động.
    • Vùng da quanh khớp bị đỏ và nóng: Tại vị trí đau, viêm sẽ xuất hiện vùng da có màu đỏ hoặc hồng, cùng cảm giác nóng ran. 
    • Đau khớp tay vào sáng sớm, buổi đêm: Những cơn đau khớp có thể xuất hiện vào buổi đêm hoặc sáng sớm. Nếu tình trạng diễn ra trong một thời gian dài, các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh.

    Một số phương pháp điều trị hiện tượng đau khớp tay hiệu quả

    Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau khớp cổ tay khác nhau. Để có hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng các phác đồ điều trị riêng cho từng trường người, dựa trên các yếu tố:

    • Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau khớp ở tay.
    • Vị trí và mức độ đau.
    • Thể trạng và tuổi tác của người bệnh.
    Xem thêm  Cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả

    Từ các yếu tố trên, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau cho từng người.

    Điều trị bằng thuốc

    Phần lớn các trường hợp đau khớp đều được điều trị bằng thuốc. Trong đơn thuốc sẽ có một số thuốc phổ biến như: Paracetamol và Ibuprofen. Đây là hai loại thuốc giảm đau, giúp đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, khó chịu.

    Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chính xác chỉ định của bác sĩ, nhằm hạn chế phát sinh biến cố do tác dụng phụ của thuốc.

    Điều trị đau khớp tay bằng các liệu pháp trị liệu

    Đối với các trường hợp xương tay bị nứt hoặc gãy nhẹ, bạn sẽ được nắn chỉnh các mảnh xương vào đúng vị trí và để cho cơ thể tự chữa lành thương tổn. Khi đó, bạn cần bó bột hoặc đeo nẹp để cố định những mảnh xương cho đến khi chúng hoàn toàn bình phục.

    Hiện tượng đau khớp tay là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục 3 Kết hợp các bài tập giảm đau khớp tay

    Ngoài ra, việc kết hợp các bài tập vật lý trị liệu cũng là phương thức phổ biến dành cho trường hợp đau khớp tay nhẹ, hoặc phục hồi vận động sau phẫu thuật.

    Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

    Đối với những trường hợp gười bệnh bị gãy xương nghiêm trọng, đứt gân, dây chằng, … cần phải tiến hành phẫu thuật để nối lại các dải mô và xương bị đứt, gãy. Lúc này, phẫu thuật là giải pháp hữu hiệu nhất dành cho người bệnh.

    Xem thêm  Kẹo giải rượu Hàn Quốc có thực sự tốt hay không?

    Ngăn ngừa hiện tượng đau khớp tay

    Để bệnh đau khớp tay không còn là nỗi lo của nhiều người, hãy thực hiện các biện pháp ngăn ngừa trước khi bệnh xảy ra.

    Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Vitamin D và canxi là hai thành phần chính cấu thành nên hệ thống xương của chúng ta. Vì thế, nếu lượng vitamin D trong cơ thể ít dẫn sẽ làm tăng độ nhạy cảm của các khớp xương. Để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể, hãy bổ sung thực phẩm như: đậu bắp, nấm và các sản phẩm từ sữa.

    Không nên tập luyện quá sức: Nếu bạn đang gặp phải các bệnh liên quan đến khớp thì hãy cố gắng, đừng tạo thêm áp lực cho chúng. Tránh nâng vật nặng hoặc tập thể dục với cường độ cao. Đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để các khớp xương có thêm thời gian phục hồi.

    Bài viết trên cung cấp những thông tin về hiện tượng đau khớp tay. Hy vọng, qua bài viết này bạn sẽ trang bị cho mình một số kinh nghiệm trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa các bệnh liên quan tới khớp tay. 

    Minh Nguyễn

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên Y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn trong bài viết.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img