More
    HomeSống KhỏeNguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em?

    Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em?

    - Advertisement -spot_img


    Viêm nang lông là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, đặc biệt khi thời tiết trở nên nóng, ẩm, mặc quần áo quá chật, không thấm hút mồ hôi… Bệnh viêm nang lông gặp trẻ em thường xảy ra khi trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, bị nhiễm nấm hoặc tụ cầu khuẩn. Các tác nhân gây bệnh tấn công trực tiếp vào nang lông nằm dưới lớp biểu bì của da, dẫn đến nhiễm trùng và nổi mụn mủ ngứa. Trẻ em bị viêm nang lông cần được điều trị sớm nhằm tránh những di chứng nặng nề cho làn da bé bỏng của trẻ con.

    Triệu chứng viêm nang lông ở trẻ em

    Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong nang lông của trẻ. Tại các nang lông, xuất hiện một túi nhỏ nằm trong lớp biểu bì của da có chức năng chi phối đến sự phát triển của lông, tóc. Bệnh viêm nang lông ở trẻ em xảy ra rất phổ biến trên các bộ phận mà da xảy ra tình trạng ma sát như: Mặt, da đầu, lưng và đùi… Sự ma sát gây ra bởi các tác nhân bên ngoài như quần áo, mồ hôi, mỹ phẩm sử dụng để chăm sóc da bé mỗi ngày, hóa mỹ phẩm trên da người mẹ hoặc người chăm sóc có thành phần kích ứng da bé… có thể gây bít tắc và kích ứng các nang lông, gây ra phản ứng viêm. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm hình thành và phát triển mạnh mẽ.

    Triệu chứng đặc trưng của bệnh đối với trẻ em là các nang lông bị viêm nổi lên các sẩn đỏ nhỏ hoặc đầu trắng, trông giống như nốt mụn nhọt, màu đỏ có chứa sợi lông/tóc ở giữa. Các nốt sẩn này có thể hình thành mủ, gây đau nhức khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thậm chí có thể nhiễm trùng lan rộng. Tình trạng này có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể tuy nhiên phổ biến ở các vùng da bị ẩm ướt như nách, bẹn, bộ phận sinh dục và mông…

    Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em?1 Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong nang lông của trẻ

    Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em?

    Vi khuẩn tụ cầu vàng và vi nấm được xác định là “thủ phạm” chính gây ra viêm nang lông ở trẻ em. Rất có thể, trẻ con bị nhiễm tác nhân gây bệnh này sau khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh tại khu vực đang tổn thương của người đang bị nhiễm trùng.

    Xem thêm  Người hướng ngoại là gì? Các dấu hiệu cho biết bạn là người hướng ngoại

    Bên cạnh đó, khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân mang mầm bệnh vi khuẩn, nấm được người nhiễm bệnh sử dụng như khăn tắm, gối nằm, chăn, nón mũ… cũng có thể khiến trẻ em bị lây nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp ở trẻ em:

    • Trường hợp các bể bơi công cộng không được làm sạch theo tiêu chuẩn quy định. Trẻ em có thể bị nhiễm vi khuẩn trong hồ bơi nơi công cộng, công viên nước…
    • Trang phục hằng ngày bé mặc quá chật khiến quần áo cọ xát vào da.
    • Chất liệu quần áo không thấm mồ hôi, chất liệu thô cứng, kết hợp với thời tiết nóng ẩm, khả năng vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công lên da gây viêm nang lông.
    • Do mẹ, người chăm sóc hoặc trẻ dụng các loại hóa mỹ phẩm, thuốc mỡ… làm tắc nghẽn các nang lông.
    • Trẻ không được tắm rửa thường xuyên hoặc sống trong môi trường khói bụi ô nhiễm.
    • Trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu, bé bị suy dinh dưỡng hoặc đang được hóa trị liệu ung thư, mắc bệnh tiểu đường sơ sinh, bệnh bạch cầu, viêm gan do virus, HIV…
    • Trẻ em phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm chứa thành phần steroid trong khoảng thời gian dài.
    • Trẻ em mắc các bệnh về da như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa…
    Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em?2 Trẻ em không được tắm thường xuyên và sống trong môi trường nhiều khói bụi dễ dẫn đến viêm nang lông

    Điều trị viêm nang lông trẻ em như thế nào?

    Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh viêm nang lông dù nặng hay nhẹ cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có phương án điều trị, giúp bệnh nhanh chóng khỏi. Tùy vào mỗi tình trạng da, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc chỉ định cụ thể như sau:

    • Trường hợp nhẹ bị viêm nang lông có thể được điều trị tại nhà, bằng cách làm sạch và giữ vệ sinh da cũng như vùng da bị thương tổn theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Trường hợp nặng hơn bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại kem bôi có chứa corticosteroid không kê đơn để giảm ngứa cho trẻ. Nếu chăm sóc da đúng cách, bệnh viêm nang lông thường sẽ khỏi trong vòng 7 – 10 ngày.
    • Nếu tình trạng của trẻ tương đối nặng và không cải thiện trong 10 ngày, xảy ra các triệu chứng như: Nốt mụn mủ ngày càng lan rộng, trẻ bị sốt cao… hãy cho trẻ tại khám ngay lập tức để có phương án điều trị kịp thời. Trong một số ít trường hợp, vi khuẩn gây bệnh viêm nang lông là Staphylococcus aureus (MRSA) kháng methicillin, trẻ em lúc này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh đường uống.
    Xem thêm  20 tuổi niềng răng bao nhiêu tiền? Niềng mất bao lâu?

    Các biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông trẻ em

    Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ hơn cả. Để hạn chế nguy cơ trẻ bị viêm nang lông, bậc phụ huynh cũng như người chăm sóc cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

    • Tránh cho trẻ em mặc quần áo chật chội, bó sát vào cơ thể, đặc biệt đối với thời tiết nắng, nóng.
    • Nên thường xuyên giặt giũ khăn tắm, quần áo và khăn trải giường của trẻ bằng xà phòng dịu nhẹ và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
    • Không nên mặc quần áo ẩm ướt cho trẻ.
    • Hạn chế sử dụng bể bơi nơi công cộng, trong trường hợp tắm bể bơi nên cho trẻ tắm lại bằng nước sạch.
    • Không nên cho trẻ tắm bồn bằng nước nóng khi trên da đang có vết thương hở.
    Nguyên nhân gây viêm nang lông ở trẻ em?3 Không nên cho trẻ tắm bồn bằng nước nóng khi trên da đang có vết thương hở

    Trên đây là những thông tin về bệnh viêm nang lông đối với trẻ em. Trẻ em là đối tượng nguy cơ thường mắc các bệnh về da hơn cả, do đó, cần xây dựng hệ thống miễn dịch cho trẻ bằng việc tắm nắng, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C từ tự nhiên như nước cam, chanh… Chúc cho bé yêu của các bạn có làn da khỏe mạnh nhé!

    Hoàng Yến

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp

    Xem thêm  Nghẹt mũi khi mang thai: Nguyên nhân và cách trị



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img