More
    HomeSống KhỏeGốc tự do là gì? Những điều cần biết về gốc tự...

    Gốc tự do là gì? Những điều cần biết về gốc tự do

    - Advertisement -spot_img


    Trong cơ thể người luôn diễn ra nhiều hoạt động vận hành cũng như tiêu thụ, chuyển đổi, trong đó bao gồm cả những vận hành mang tính tích cực và tiêu cực. Vậy quá trình tạo ra gốc tự do chính là hoạt động tiêu cực của cơ thể. Đây được xem là một yếu tố quan trọng tác động đến sức khỏe cũng như sắc đẹp, cùng khám phá ngay sau đây nhé. 

    Gốc tự do là gì? 

    Gốc tự do được đề cập và nhắc đến trong rất nhiều tài liệu, đặc biệt là khi nói về quá trình lão hóa, già đi của cơ thể. Tuy nhiên lại ít người biết chính xác gốc tự do là gì. 

    Gốc tự do có tên khác là Free Radical, đây là một trong những nguyên tử hay phân tử bị mất, khuyết đi một điện tử ở lớp vỏ bên ngoài cùng. Chính do sự thiếu hụt, mất đi này đã khiến phân tử bị mất cân bằng về điện và dẫn đến bất ổn định, thường có xu hướng tự tạo ra các phản ứng để chiếm đoạt điện từ bù vào chỗ trống từ những phân tử khác. Tình trạng này dẫn đến sự tạo thành một chuỗi gốc tự do mới liên tục, khiến cho tế bào không hoạt động được bình thường. 

    Gốc tự do là gì Những điều cần biết về gốc tự do 1

    Nguyên nhân sinh ra gốc tự do trong cơ thể

    Gốc tự do là gì? Gốc tự do có khá nhiều loại, trong đó có nhiều gốc có độ nguy hiểm cao, có thể kể đến như: Superoxide, peroxy lipid, ozone,…. những gốc tự do này đều có khả năng tạo ra tổn thương lên những tế bào lành lặn khác. 

    Đã có không ít nghiên cứu khoa học cho thấy sự tấn công của những gốc tự do đến tế bào đã tạo ra đến hơn 60 loại bệnh lý khác nhau, trong đó có những chứng bệnh vô cùng nguy hiểm như sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, đột quỵ,… cũng như hàng loạt bệnh khác. Theo ước tính khoa học, một người đến khoảng 70 tuổi sẽ có đến 17 tấn gốc tự do được hình thành trong cơ thể do hàng loạt chuỗi ảnh hưởng liên tục. 

    Xem thêm  Bị đau xương chậu nam giới​ là do đâu và cách khắc phục như thế nào?

    Gốc tự do tác động như thế nào đến làn da? 

    Gốc tự do là gì, tác động đến những cơ quan nào? Thực tế, khoa học đã chứng minh gốc tự do có thể tác động đến toàn bộ cơ thể, không kể bất cứ bộ phận hay cơ quan nào. Trong đó có làn da, gốc tự do phá hủy những tế bào da, khiến cho nhiều loại tế bào bị tổn thương dẫn đến tình trạng: 

    • Màng tế bào bị oxy hóa dẫn đến hoạt động trao đổi chất, đào thải và hấp thu dinh dưỡng trong tế bào diễn ra bất thường, có nhiều trở ngại.
    • Những gốc tự do còn tấn công những ty lạp thể và hậu quả là phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng.
    • Gây ra quá trình oxy hóa khiến các kích thích tố bị suy yếu trầm trọng, các enzyme trong cơ thể cũng khó khăn hơn trong việc tăng trưởng. 

    Và hậu quả mà gốc tự do gây nên trên làn da chính là tạo nên hàng loạt những tổn thương cho tế bào, làm cho các phân tử protein cũng như ADN bị biến đổi và tổn hại, khiến mất cân bằng tế, bào, tổn hại cho làn da cũng như những cơ quan khác trong cơ thể, nghiêm trọng nhất là gây chết tế bào. 

    Chính vì những tổn hại và ảnh hưởng xấu như vậy của gốc tự do mang đến cho làn da mà đây được chị em phụ nữ xem như “kẻ thù” trong công cuộc chống lại quá trình oxy hóa, giữ da luôn tươi trẻ và căng mọng hơn. Gốc tự do ngoài khiến da lão hóa nhanh còn gây ra hiện tượng nhăn nheo, da chảy xệ, kém săn chắc đàn hồi,… và nhiều vấn đề da khác. 

    Xem thêm  Giai đoạn cửa sổ HIV là gì? Cách phòng và điều trị bệnh HIV hiệu quả

    Gốc tự do là gì Những điều cần biết về gốc tự do 2

    Gốc tự do khiến da lão hóa nhanh hơn

    Chống lại gốc tự do bằng cách nào? 

    Ngoài thắc mắc gốc tự do là gì thì nhiều người cũng muốn biết cách ngăn chặn phần nào sự gia tăng gốc tự do, hạn chế bệnh tật cho cơ thể cũng như giúp làn da luôn được căng mịn, tươi sáng hơn theo thời gian. Sau đây là một số cách giúp bạn chống lại gốc tự do hiệu quả: 

    Hạn chế yếu tố gây tăng sinh gốc tự do 

    Ngoài việc được tạo ra qua quá trình hoạt động và chuyển hóa của cơ thể thì gốc tự do còn được hình thành nhiều hơn, nhanh hơn dưới tác động của những yếu tố bên ngoài như thói quen ăn uống, rượu bia, chất kích thích, sinh hoạt rối loạn, chấn thương, stress,… Vì vậy để ngăn chặn gốc tự do hiệu quả, bạn nên chú ý đến một số việc như: 

    • Luôn cố gắng để tinh thần vui vẻ, bình yên, tránh căng thẳng, stress kéo dài. Bạn hãy nghĩ về những thứ tích cực, vui vẻ khi cảm thấy bản thân bắt đầu căng thẳng, lo lắng nhé.
    • Tập thói quen rèn luyện cho cơ thể và cả trí não cũng là cách chống gốc tự do hiệu quả đấy. Bạn cần duy trì tập thể dục thể thao ít nhất 3 buổi/tuần và đọc sách, viết lách, rèn luyện trí não khi rảnh.
    • Chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế những thói quen xấu như thức khuya, ăn đồ cay nóng, căng thẳng, làm việc quá sức, không nghỉ ngơi đầy đủ,…
    • Môi trường sống sạch sẽ, tươi mát, thông thoáng cũng giúp tâm trạng tốt hơn, hạn chế gốc tự do đấy. 
    Xem thêm  Ngồi phòng máy lạnh làm khô mắt nên điều trị thế nào?

    Chống gốc tự do từ thực phẩm 

    Bên cạnh việc thay đổi một số thói quen bên ngoài thì bổ sung chất chống oxy hóa từ sâu bên trong cũng là cách để chống lại gốc tự do hiệu quả lắm đấy. Bạn cần ăn nhiều hơn những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: 

    • Thức ăn chứa nhiều vitamin E, C, A, B,… như rau xanh lá đậm, thịt, cá, trái cây tươi,… sẽ giúp cơ thể chống oxy hóa tự nhiên.
    • Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn mà nên tự nấu những món ăn đơn giản, giảm tối đa lượng dầu ăn, đường, muối,… là đã giúp da đẹp hơn trông thấy rồi đấy.
    • Bổ sung thêm selen từ hải sản giúp da được tươi trẻ lâu hơn.
    • Uống đầy đủ nước, tránh các thức uống có gas, nhiều đường hoặc cà phê, trà quá đặc giúp giảm hình thành gốc tự do. 

    Gốc tự do là gì Những điều cần biết về gốc tự do 3

    Bổ sung nhiều trái cây giúp tăng lượng chất chống oxy hóa tự nhiên

    Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được gốc tự do là gì cũng như cách chống lại gốc tự do tốt nhất. Chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng nên chỉ cần bạn thay đổi một chút về chế độ ăn là đã giúp cơ thể giảm khả năng đối mặt với gốc tự do. 

    Hồng Nhung 

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp 



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img