More
    HomeSống KhỏeCách điều trị bệnh mề đay phong nhiệt và cách phòng tránh

    Cách điều trị bệnh mề đay phong nhiệt và cách phòng tránh

    - Advertisement -spot_img


    Mề đay phong nhiệt là một trong những loại mề đay thường gặp nhất, bệnh xuất hiện chủ yếu là do cơ địa phản ứng với chênh lệch nhiệt độ quá cao từ môi trường bên ngoài. Thường bệnh nhân sẽ hay bị nổi mề đay khi thời tiết thay đổi thất thường. Trong bài viết này, sẽ cung cấp cho mọi người các thông tin về nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh mề đay phong nhiệt.

    Tổng quan về bệnh mề đay phong nhiệt

    Bệnh mề đay phong nhiệt là dạng mề đay do thời tiết quá nóng bức gây nên. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh là do tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng. Ngoài ra, theo Đông y bệnh mề đay thể phong nhiệt còn được cho là do tạng phủ suy yếu, chức năng can tạng suy giảm khiến độc tố bị giữ lại bên trong làm giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tà khí xâm nhập làm khí huyết ứ truệ, uất tích ở bì phu mà gây phản ứng dị ứng, từ đó gây nổi mề đay.

    Mề đay phong nhiệt cũng có thể là do nguyên nhân gián tiếp như di truyền từ những người có cùng huyết thống. Điều này được chứng minh qua kết quả của nhiều thống kê cho thấy rằng xác suất trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng với  40% người bị bệnh mề đay phong nhiệt có liên quan tới yếu tố di truyền.

    Bệnh mề đay phong nhiệt. Bệnh mề đay phong nhiệt.

    Dấu hiệu của bệnh mề đay phong nhiệt như sau: Da nổi phát ban và mẩn ngứa đỏ, ngứa, da sần, phù, các nốt sần có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, sưng, có hình vòng tròn hoặc vệt dài…Tình trạng ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể bệnh nhân, có thể làm cho mắt, môi, tai bị sưng phù, gây khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột.

    Xem thêm  Mệt mỏi khó thở sau khi ăn: Nguyên nhân do đâu?

    Biến chứng của bệnh mề đay phong nhiệt là gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân. Làm tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn. Mề đay phù nề còn gây đau đớn cho bệnh nhân và có thể biến chứng sang viêm da thần kinh. Hơn nữa, khi bị ngứa người bệnh thường dùng tay gãi, chà xát, làm da lở loét, nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

    Những người có tỷ lệ mắc bệnh mề đay phong nhiệt cao như:

    • Người có người thân như ông bà, cha mẹ mắc mề đay phong nhiệt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường gấp 2 lần.
    • Cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu.
    • Người mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch HIV.

    Các phương pháp chữa trị bệnh mề đay thể phong nhiệt

    Thông thường, có 2 phương pháp dùng để chữa mề đay phong nhiệt được áp dụng phổ biến nhất đó là dùng thuốc Tây và dùng thuốc Đông y.

    Dùng thuốc Tây 

    Bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc kháng sinh như histamin đến khi không còn những mầm bệnh trong cơ thể. Nếu cơ thể bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng phù họng, đau thanh quản thì sẽ được chỉ định dùng thêm các dạng thuốc tiêm dẫn truyền để giảm ngứa, giảm đau hiệu quả. Bệnh nhân cũng có thể tiến hành bôi thêm thuốc bên ngoài da để tránh trường hợp phản ứng kích thích toàn thân, cũng như giảm những nốt mẩn ngứa và sưng đỏ.

    Dùng thuốc Tây điều trị mề đay phong nhiệt. Dùng thuốc Tây điều trị mề đay phong nhiệt.

    Ưu điểm: Giảm nhanh cơn ngứa, làm dịu đi các vết mẩn đỏ,…

    Xem thêm  Giá đặt ống thông khí tai bao nhiêu tiền?

    Lưu ý: Các loại thuốc Tây chỉ có thể điều trị triệu chứng của bệnh mề đay phong nhiệt chớ không chữa dứt căn nguyên dẫn đến việc bệnh rất dễ tái phát. Bên cạnh đó, nếu người bệnh dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu cho gan, thận.

    Dùng thuốc Đông y

    Theo Đông y nguyên nhân gây bệnh phong ngứa nổi mề đay là từ tạng phủ suy giảm nên việc chữa bệnh sẽ dùng các vị thuốc có tính giải độc, trừ phong cải thiện bệnh từ nguyên nhân gây ra bệnh. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh mề đay phong nhiệt mà các bệnh nhân có thể tham khảo như:

    Bài thuốc 1:

    • Thành phần: Phòng phong 10gr, kinh giới 16gr,  lá đơn mặt trời 16gr, nam hoàng bá 16gr, rau má 20gr, kê huyết đằng 12gr.
    • Cách dùng: Bài thuốc số 1 là một thang thuốc dùng sắc uống. Chia làm 3 lần và cho bệnh nhân uống liên tục cho tới khi hết liệu trình mà các thầy thuốc chỉ định.
    Dùng thuốc Đông y điều trị mề đay phong nhiệt. Dùng thuốc Đông y điều trị mề đay phong nhiệt.

    Bài thuốc 2:

    • Thành phần: Thổ phục linh 20gr, quả dành dành 16gr, kinh giới 16gr, đậu đen (sao nóng hạ thổ ) 24gr, lá đơn đại hoàng 16gr, ngải diệp 10gr, sài hồ 12gr, bạch chỉ bắc 10gr, quế chi 4gr, cam thảo đất 16gr, hoa hòe (sao) 12gr.
    • Cách dùng: Bài thuốc số 2 cũng dùng sắc uống tương tự như bài thuốc 1, chia làm 3 lần uống và uống sau khi ăn 30 phút và nên uống khi thuốc vẫn còn ấm để có được hiệu quả trị ngứa tốt nhất.

    Tuy nhiên dù là dùng thuốc của bất kỳ phương pháp nào bệnh nhân vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể gây ra.

    Xem thêm  Bệnh Babesiosis (Babesia): Nguyên nhân, triệu chứng, chữa trị và cách phòng ngừa

    Cách phòng ngừa bệnh mề đay phong nhiệt

    Bệnh mề đay phong nhiệt được đánh giá là căn bệnh mãn tính có thể tái đi tái lại ở bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thích hợp. Những ai thường xuyên bị bệnh tốt nhất hãy tham khảo các phòng ngừa đơn giản như sau:

    • Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, nhất khi mùa hè hãy dùng các phương pháp hạ nhiệt như quạt máy, điều hòa, hơi nước…để cải thiện nhiệt độ môi trường  và giảm nguy cơ mắc bệnh.
    • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn ô nhiễm làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.
    • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể để kháng lại với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
    • Cẩn thận khi ăn các thực phẩm giàu chất đạm. dễ gây dị ứng như trứng sữa, hải sản, thịt bò, nhộng tằm, thịt gà, cá chép,…

    Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức hữu ích về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng ngừa đối với bệnh mề đay phong nhiệt để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

    Phương Nhi

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img