More
    HomeSống KhỏeNgủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì? Làm...

    Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì? Làm sao khắc phục?

    - Advertisement -spot_img


    Trong y học, bầm da hay còn gọi là “xuất huyết dưới da”, xuất hiện do vỡ những mạch máu nhỏ dưới da. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thông thường là do sự va đập hoặc diễn ra tự nhiên do cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin, axit folic,… 

    Nguyên nhân sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân

    Hầu như ai cũng từng gặp phải hiện tượng sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân và không phải ai cũng biết nguyên nhân do đâu. 

    Nếu thấy xuất hiện vết bầm tím trên da, bạn có thể hiểu là do các mạch máu vận chuyển máu qua lại giữa tim, các mô và cơ quan của cơ thể bị vỡ do tổn thương hoặc có thể do suy yếu. Tình trạng mạch máu bị vỡ này sẽ khiến hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch và thoái hóa, kéo theo các mảng bầm tím, vàng, xanh dương xuất hiện. Nếu nguyên nhân không xuất phát từ bệnh lý thì ngủ dậy bị bầm tím ở chân sẽ biến mất sau một vài tuần. Ngược lại, nếu nguyên nhân là do các bệnh lý gây ra thì bạn cần theo dõi và thăm khám sớm để được điều trị. 

    Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì? Làm sao khắc phục? 1 Hầu như ai cũng từng gặp phải hiện tượng sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân. 

    Vậy sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân là do nguyên nhân gì? Dưới đây là một nguyên nhân chủ yếu khiến bạn gặp phải hiện tượng xuất hiện vết bầm trên cơ thể:

    Bệnh tiểu đường

    Ngủ dậy bị bầm tím ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Khi đường huyết trong máu tăng cao khiến mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu, kéo theo tình trạng xuất huyết mao mạch bên trong. Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng ngủ dậy bị bầm tím ở chân mà không phải do có va đập trước đó thì có thể nghĩ đến khả năng do bệnh lý tiểu đường gây ra.

    Xem thêm  Người bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ hay không?

    Tập thể dục quá mức

    Những người tập thể dục quá mức cũng dễ gặp phải tình trạng bầm tím da do các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ. Do đó, bạn cần chú ý hơn nếu là người chơi các môn thể thao cường độ mạnh để tránh cho cơ thể bị va đập, chấn thương, vỡ mạch máu…, thậm chí là những tổn thương nghiêm trọng khác.

    Lão hóa

    Tuổi tác càng cao, quá trình sản sinh collagen trên da suy yếu, đồng thời lớp mỡ bảo vệ da cũng ít đi. Đó là lý do khiến những người sau 60 tuổi rất dễ gặp các vết bầm tím dù chỉ có tác động nhẹ lên da.

    Rối loạn máu

    Nhiều người mắc phải một số bệnh lý mà chỉ cần xảy ra va chạm nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn hoặc đơn giản là sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân mà không rõ nguyên nhân dù trước đó không xảy ra chấn thương hay va đập mạnh gì. Bạn nên đi khám nếu thường xuyên gặp tình trạng này vì nhiều khả năng có thể do các rối loạn đông máu gây ra.

    Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì? Làm sao khắc phục? 2 Ngủ dậy bị bầm tím ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

    Sử dụng thuốc

    Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân còn có thể xuất phát từ việc bạn uống một số loại thuốc trong thời gian dài, bao gồm aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt, thuốc chống hen….

    Xem thêm  Đứt dây chằng cổ chân có đi được không?

    Bệnh ban xuất huyết

    Nếu mắc phải bệnh ban xuất huyết, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ sẽ dẫn đến hàng ngàn vết bầm tím nhỏ xuất hiện. Người bị nặng có thể còn kèm theo ngứa ngáy khó chịu. 

    Thiếu vitamin

    Thiếu hụt vitamin, điển hình là vitamin C là nguyên nhân khá phổ biến khiến sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân. Bên cạnh đó, thiếu vitamin B12 cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu; thiếu vitamin K làm giảm đông máu; thiếu vitamin P khiến quá trình sản xuất collagen gặp khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng, dễ sinh ra các vết bầm tím thường xuyên.

    Ngủ dậy bị bầm tím ở chân do nguyên nhân gì? Làm sao khắc phục? 3 Thiếu hụt vitamin, điển hình là vitamin C là nguyên nhân khá phổ biến khiến bị bầm tím ở chân.

    Mất cân bằng nội tiết

    Những người bị rối loạn nội tiết, ví dụ như thiếu estrogen khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai rất dễ gặp phải vết bầm xuất hiện trên cơ thể.

    Cách khắc phục vết bầm tím trên da

    Xử lý vết bầm tím trên da hiệu quả nhất là ngay từ khi mới là một vết đỏ. Do đó, nếu xảy ra va đập, bạn nhanh chóng chườm đá lên vùng bị đau từ 5 – 10 phút và phải thực hiện trong vòng 72 giờ từ kể từ lúc bị chấn thương mới phát huy tác dụng. Lưu ý không dùng đá chườm trực tiếp lên da, mỗi lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. 

    Xem thêm  Cách điều trị sùi mào gà ở nam giới

    Ngoài giúp giảm tình trạng xuất huyết dưới da và giảm sưng, biện pháp chườm đá còn áp dụng hiệu quả với những chấn thương như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.

    Nếu sáng ngủ dậy bị bầm tím ở chân thì sau đó bạn cần chú ý khi ngồi hoặc nằm kê chân cao hơn để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Bên cạnh đó cần hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

    Trong trường hợp vừa có vết bầm tím vừa có sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, xuất hiện thường xuyên,… tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. 

    Như Quỳnh

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img