More
    HomeSống KhỏeCác cách điều trị giãn dây chằng bả vai nhanh khỏi nhất

    Các cách điều trị giãn dây chằng bả vai nhanh khỏi nhất

    - Advertisement -spot_img


    Giãn dây chằng bả vai là căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy những người mắc bệnh có rất nhiều thắc mắc như nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? Cách điều trị giãn dây chằng bả vai có khó không? Hãy để nhà thuốc Long Châu giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

    Giãn dây chằng bả vai là gì?

    Dây chằng được hình thành từ mô liên kết, có tác dụng kết nối xương này với xương khác để tạo thành một khớp hoàn chỉnh. Hiện tượng giãn dây chằng bả vai xảy ra khi dây chằng khớp vai bị kéo dài quá nhiều, làm cho dây chằng bị lệch, giãn và khiến cho khớp vai người bệnh bị đau, sưng. Từ đó dẫn đến hệ quả là vai của người bệnh không thể cử động bình thường được như trước.

    Các cách điều trị giãn dây chằng bả vai nhanh khỏi nhất 1 Giãn dây chằng bả vai là hiện tượng dây chằng bị lệch khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đau nhức vai

    Nguyên nhân gây ra giãn dây chằng bả vai

    Vận động sai tư thế

    Thường xuyên mang vác những đồ vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức ở vùng khớp vai, lười vận động,… đều là những yếu tố dẫn đến căn bệnh này. Sự gia tăng đột ngột áp lực lên khớp vai sẽ khiến cho khớp hoạt động quá nhiều và làm cho dây chằng bị kéo căng quá mức cho phép. Từ đó xuất hiện tình trạng đau khớp bả vai, đau vai gáy làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

    Do chấn thương

    Các chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, lao động nặng,… làm vai bị va đập mạnh hoặc làm cho khớp xương bả vai bị lệch so với vị trí cố định, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng đứt hoặc rách dây chằng. Những người đã từng bị gãy xương vai, trật khớp vai, bong gân thì chắc chắn dây chằng bả vai sẽ yếu hơn so với những người chưa từng bị chấn thương và nguy cơ tái phát chấn thương, giãn dây chằng cũng rất cao.

    Xem thêm  Mẹo gội đầu đúng cách để không bị rụng tóc

    Tuổi già

    Dây chằng bả vai bị giãn cũng có thể là do cơ thể bị lão hóa sau một thời gian co giãn điều độ. Tuy nhiên, mọi người không cần quá lo lắng vì đây là giai đoạn lão hóa chung của các bộ phận trong cơ thể và cũng là hiện tượng phổ biến hay xảy ra ở người già.

    Các cách điều trị giãn dây chằng bả vai nhanh khỏi nhất 2

    Người già là đối tượng hay bị giãn dây chằng bả vai

    Cách điều trị giãn dây chằng bả vai

    Phương pháp chẩn đoán

    Thăm khám lâm sàng 

    Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử mắc bệnh, sau đó khám tổng quan sức khỏe xương khớp bằng cách chỉnh nắn, dùng các nghiệm pháp áp lực để đánh giá một cách khách quan tình trạng dây chằng bị chấn thương, có bao nhiêu số dây chằng bị tổn thương, kiểm tra độ sưng của vai, phạm vi chuyển động và độ ổn định của xương khớp… 

    Thăm khám cận lâm sàng

    Với phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình sẽ dùng phương thức là chụp X-quang để đề phòng trường hợp người bệnh bị gãy xương.  Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng chấn thương mà người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh chuyên sâu như siêu âm khớp, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để bác sĩ có thể đánh giá thêm những tổn thương thần kinh, phần mềm gây ra ở người bệnh.

    Xem thêm  Dấu Lasegue: Phương pháp chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông

    Phương pháp điều trị 

    Vật lý trị liệu

    Người bệnh có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để ngăn ngừa sự hình thành của mô sẹo thất thường, hạn chế xảy ra tình trạng cứng khớp và khôi phục lại các vùng cơ bị tổn thương. 

    Tuy nhiên, người bệnh nên đến gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và đưa ra các lời khuyên cụ thể dựa vào thể trạng và tình trạng chấn thương, không nên tự ý luyện tập tại nhà hoặc nghe theo các hướng dẫn trên mạng mà không có căn cứ để tránh làm cho vết thương bị thêm tổn thương nghiêm trọng.

    Các cách điều trị giãn dây chằng bả vai nhanh khỏi nhất 3

    Phương pháp vật lý trị liệu giúp cho cơn đau của người bệnh suy giảm

    Người bệnh có thể thực hiện biện pháp giảm đau thông qua các kỹ thuật như xoa bóp mô mềm, vận động khớp, điện trị liệu, thả lỏng hoặc nâng cao cường độ tập luyện vùng bị thương bằng các bài tập đơn giản và các kỹ thuật được chỉ định riêng. Thời gian để tập vật lý trị liệu và thời gian cần thiết để cơ thể phục hồi hoàn toàn sau khi bị giãn dây chằng bả vai phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căn bệnh và tốc độ chữa lành của từng người. 

    Thông thường, một người bị giãn dây chằng ở mắt cá chân với mức độ trung bình có thể phải cần từ 3-6 tuần để tập vật lý trị liệu mới có thể đi lại bình thường. Còn đối với những người bị giãn dây chằng ở mức độ nghiêm trọng thì có thể sẽ phải mất 8-12 tháng để dây chằng hoàn toàn lành lại và cần phải thật cẩn thận để vết thương không bị tái phát. 

    Xem thêm  Tác hại của thức khuya đối với sức khỏe con người

    Sử dụng thuốc

    Thuốc Paracetamol có khả năng làm suy giảm cơn đau khi người bệnh bị giãn dây chằng và cũng không cần đến bác sĩ kê đơn. Người bệnh nên dùng 4-6 tiếng/lần, sử dụng trong vài ngày để cảm thấy vết thương trở nên dễ chịu hơn. 

    Nếu như cơn đau vẫn còn nghiêm trọng khi đã sử dụng thuốc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau chuyên dụng như Codeine, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để suy giảm cơn đau, hạn chế xảy ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy. Ngoài ra, thuốc giảm đau chống viêm dạng thoa cũng có công dụng tốt như thuốc viên trong điều trị giãn dây chằng và ít gây ra tác dụng phụ. 

    Những cơn đau ở vai có thể bắt nguồn từ giãn dây chằng bả vai gây ra. Tình trạng này nếu không được xử lý nhanh hoặc kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi thấy bản thân có các triệu chứng bất thường, bạn cần gặp các bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị nhanh nhất có thể nhé.

    Tạ Quỳnh

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img