More
    HomeSống KhỏeNgộ độc cà phê có nguy hiểm không?

    Ngộ độc cà phê có nguy hiểm không?

    - Advertisement -spot_img


    Cà phê là thức uống thơm ngon được nhiều dân văn phòng ưa chuộng. Tuy nhiên uống cà phê nhiều cũng có thể bị ngộ độc. Vậy ngộ độc cà phê là gì? Cà phê có những thành phần nào khiến con người bị ngộ độc? Ngộ độc cà phê có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé. 

    Thành phần có trong cà phê

    Glucid

    Glucid là thành phần chiếm ½ trong tổng số chất khô. Đây chính là đại bộ phận không tham gia trực tiếp vào thành phần nước uống mà chỉ cho ra màu và hương vị caramen. 

    Protein

    Tầm quan trọng của protein đối với cơ thể con người đã được nhiều chuyên gia nhận định. Trong cà phê có chứa hàm lượng protein mặc dù không cao nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nên hương vị của sản phẩm. Bằng cách áp dụng phương pháp thủy phân, người ta nhận thấy rằng thành phần protein trong cà phê có những axit amin như: Cystein, alanie, phenylalanine, histidine, leucine, lysine, derine,… Các chất này khi tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi sẽ cho ra một hương vị cà phê rang thơm đạt chuẩn. Ngoài ra, hai hoạt chất methionine và proline sẽ có tác dụng làm giảm oxy hóa các chất thơm, giúp cho cà phê rang giữ được mùi vị khi đóng gói, bảo quản.

    Cà phê - thức uống thơm ngon được nhiều người ưa thích Cà phê – thức uống thơm ngon được nhiều người ưa thích

    Lipid

    Hàm lượng lipid lại chiếm khá lớn trong cà phê, từ 10 – 13%. Chủ yếu lipid này là dầu và sáp. Trong đó thành phần sáp chiếm 7 – 8% , còn lại là dầu chiếm khoảng 90%. Trong quá trình chế biến, hoạt chất lipid bị biến đổi và một phần axit béo dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ tạo nên hương thơm đặc trưng cho sản phẩm. Còn những lượng lipid không bị biến đổi là do dung môi tốt hòa tan các chất thơm. Khi chúng ta pha cà phê thì chỉ có một lượng nhỏ lipid đi vào nước còn phần lớn nó đã được lưu lại trên bã.

    Xem thêm  Hoa thiên lý có tác dụng gì? 5 lợi ích nổi bật của hoa thiên lý

    Chất thơm

    Trong cà phê luôn có hàm lượng chất thơm nhỏ. Nó đã được hình thành và tích lũy từ trong hạt. Sự tích lũy này phải trải qua nhiều yếu tố như: Đất đai, khí hậu và nhất là chủng loại cà phê riêng biệt. Loại cà phê được trồng ở nơi càng cao, thì phẩm chất hạt lại càng tốt hơn.

    Alcaloid

    Trong cà phê có chứa các alcaloid như: Caffeine, trigonulin, colin. Đặc biệt nhiều hơn cả là caffeine và trigonulin.

    Caffeine

    Caffeine trong cà phê sẽ chiếm từ 1 – 3% tùy thuộc vào từng chủng loại cà phê, điều kiện khí hậu và cả điều kiện canh tác. 

    Khoáng chất

    Khoáng chất sẽ chiếm khoảng khoảng 3 – 5% trong cà phê, chủ yếu là nitơ, kali, magiê, photpho, clo. Ngoài ra nó còn có các chất như: Lưu huỳnh, nhôm, sắt, đồng… đã tạo nên mùi xấu đến cà phê. Thành phần khoáng chất thấp sẽ giúp cà phê tăng thêm chất lượng.

    Bên trong cà phê có nhiều chất vừa tốt vừa có hại cho cơ thể con người Bên trong cà phê có nhiều chất vừa tốt vừa có hại cho cơ thể con người

    Ngộ độc cà phê có nguy hiểm không?

    Ngộ độc cà phê được chia làm nhiều cấp độ. Đối với trường hợp không quá nghiêm trọng, nó sẽ có những triệu chứng như sau và bạn có thể tự tìm cách cải thiện. 

    • Say cà phê, cảm giác người lâng lâng, chóng mặt.
    • Nói nhiều với tốc độ nhanh hơn, cảm giác chủ quan trong từng suy nghĩ đang chạy đua trong đầu.
    • Bồn chồn và bứt rứt.
    • Tăng nhịp tim, tim đập nhanh hơn.
    • Đau bụng, tiêu chảy.
    • Đi tiểu nhiều lần.
    • Khát nước.
    • Mất ngủ.
    • Gây sốt nhẹ.
    • Cơ thể khó chịu dẫn đến dễ cáu gắt.
    Xem thêm  U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

    Bên cạnh đó, cũng có những triệu chứng khác nghiêm trọng hơn và trong trường hợp khẩn cấp, bạn cần phải tới gặp bác sĩ ngay lập tức:

    • Khó thở.
    • Nôn liên tục.
    • Ảo giác, mông lung, lơ mơ.
    • Đau và tức ngực.
    • Nhịp tim không đều hoặc tim đập nhanh quá mức.
    • Cử động cơ bắp khi không có sự kiểm soát.
    • Lên cơn co giật.
    Ngộ độc cà phê có thực sự nguy hiểm hay không? Ngộ độc cà phê có thực sự nguy hiểm hay không?

    Lưu ý rằng, trẻ em còn bú mẹ cũng có thể bị ngộ độc caffeine. Nguyên nhân gây ra có thể do mẹ uống nhiều caffeine và những loại chất này vào sữa. Một số triệu chứng nhẹ như: Buồn nôn và cơ liên tục căng giãn. Các dấu hiệu nghiêm trọng hơn có thể xảy ra như: Nôn mửa, thở nhanh và sốc. Trong trường hợp này, hãy tới bác sĩ ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Cách sử dụng cà phê an toàn

    Sử dụng cà phê điều độ, hợp lý cũng có thể có lợi cho sức khỏe. Nhưng bạn phải biết cách sử dụng an toàn.

    Nên sử dụng các loại cà phê nguyên chất

    Hãy chọn lựa những loại cà phê nguyên chất và không lẫn phụ gia. Bởi nếu bạn uống phải loại cà phê có chứa phụ gia này sẽ gây hại cho sức khỏe.

    Hạn chế cho thêm đường khi uống cà phê

    Chúng ta thường có thói quen cho thêm đường vào cà phê để bớt đi vị đắng. Nhưng thực chất, khi chúng ta thêm đường vào cà phê, khả năng hấp thu đường trong cơ thể sẽ nhanh hơn cả cà phê.

    Xem thêm  Giải đáp: Bệnh giang mai có chữa được không?

    Uống một ly cà phê mỗi ngày

    Theo chuyên gia khuyến cáo rằng, mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 400mg cà phê. Khi sử dụng đều đặn một lượng cà phê như vậy sẽ mang lại một lợi ích vô cùng tốt cho người sử dụng.

    Uống cà phê sau ăn

    Thời điểm uống cà phê tốt nhất là sau ăn, khi bụng đã có thức ăn lót dạ. Caffeine có cơ chế hoạt động là làm kích thích cơ thể, giải phóng đường vào máu. Chính vì vậy, khi dạ dày trống rất có thể làm giảm đi lượng đường trong máu và càng khiến bạn thèm đường nhiều hơn. Chưa kể, việc uống cà phê khi dạ dày trống rất dễ làm tăng nguy cơ gây loét dạ dày

    Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về ngộ độc cà phê. Hy vọng, qua bài viết này, chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn những kiến thức về cà phê, giúp bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

    Cẩm Ly

    Nguồn: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img