More
    HomeSống KhỏeĐục thủy tinh thể ở người tiểu đường nguy hiểm thế nào?

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường nguy hiểm thế nào?

    - Advertisement -spot_img


    Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu các vấn đề xoay quanh tiểu đường và biến chứng đục thủy tinh thể ở người tiểu đường như: Tiểu đường là gì? Đục thủy tinh thể là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và dự đoán sự nguy hiểm của biến chứng đối với người bệnh để kịp thời xử lý. Tiếp theo đó là những khuyến cáo trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh mới nhất hiện nay.

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường và những điều cần biết

    Đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường là gì?

    Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính đặc trưng do sự giảm tiết hormone Insulin và kháng Insulin ngoại vi làm tăng glucose máu. Khi nồng độ đường trong máu mất kiểm soát sẽ dẫn tới sự rối loạn chuyển hóa của cơ thể, giai đoạn sớm xuất hiện một số triệu chứng như uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, nhìn mờ,… Thời gian càng lâu xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm đến các cơ quan như võng mạc, thần kinh, thận, mạch máu,…

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường nguy hiểm thế nào 1 Biến chứng đục thủy tinh thể ở người tiểu đường 

    Do chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, sự già hóa dân số, lối sống ít vận động và tỷ lệ béo phì ngày càng tăng nên số lượng người bệnh tiểu đường cũng từ đó mà tăng dần. Theo thống kê 2019 từ Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) thì có tới gần 500 triệu người trong đội tuổi 20 đến 79 và dự đoán sẽ tăng lên con số 700 triệu người vào năm 2045. Việc điều trị bệnh quá muộn sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cao do các biến chứng đã đi đến giai đoạn quá nặng.

    Đục thủy tinh thể (cườm đá, cườm khô) là tình trạng giảm thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất có hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường ngoài, dẫn tới suy giảm thị lực và gây mù lòa. Đây là một trong những biến chứng đặc trưng ở người bệnh tiểu đường.

    Nguyên nhân đục thủy tinh thể ở người tiểu đường 

    Đục thủy tinh thể thường xuất hiện do sự lão hóa của tuổi già sau tuổi 50. Tuy nhiên hiện bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và nguyên nhân phổ biến là do tiểu đường gây ra. Những người bị đục thủy tinh thể do tiểu đường tăng gấp 2-5 lần so với nhiều năm trước do sự tăng dần của nguồn bệnh.

    Xem thêm  Thiếu máu có gây mất ngủ không?

    Ở người bị tiểu đường, có ba cơ chế phân tử liên quan đến sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể. Đó là phản ứng glycat hóa không enzyme của protein thủy tinh thể, stress oxy hóa và con đường polyol. Glucose máu tăng quá mức được thẩm thấu vào thủy tinh thể và chuyển hóa thành Sorbitol. Sorbitol bị lắng đọng tại thủy tinh thể, gây xơ hóa các sợi thể thủy tinh và đục thủy tinh thể. Do đó đái tháo đường kiểm soát đường máu kém là cơ sở hàng đầu khiến độ tuổi đục thủy tinh xuất hiện sớm và diễn tiến nhanh hơn.

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường nguy hiểm thế nào 2 Có nhiều cơ chế dẫn đến đục thủy tinh thể ở người tiểu đường

    Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây đục thủy tinh thể đó là: Dinh dưỡng, lối sống ít vận động, ánh nắng mặt trời, không chăm sóc đôi mắt, rượu, thuốc lá,…

    Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể ở người tiểu đường

    Hầu hết đục thủy tinh thể do tiểu đường phát triển chậm và không cản trở thị lực trong thời gian đầu. Theo thời gian vùng thủy tinh thể đục phát triển lớn hơn, không những cản trở tầm nhìn của mắt mà còn làm biến dạng dòng ánh sáng đi qua.

    Một số dấu hiệu của đục thủy tinh thể do tiểu đường là:

    • Tầm nhìn xuất hiện lớp màng mờ.
    • Mắt bị nhòe liên tục.
    • Thấy những đốm nhỏ trước mắt.
    • Bị lóa dưới ánh sáng chói.
    • Khó nhìn vào ban đêm hoặc ở nói không đủ ánh sáng.
    • Màu sắc mắt hơi ngả vàng, tròng đen có các mảng trắng đục.
    • Thay đổi độ mắt kính thường xuyên. 

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường có nguy hiểm không?

    Nếu tình trạng đục ngày càng nặng sẽ dẫn tới tăng nhãn áp, gây vỡ bao và phản ứng viêm màng bồ đào, mắt không thể điều tiết dịch khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội. Phần thủy tinh thể bị đục lâu ngày sẽ trở nên cứng hơn và dẫn tới viêm, mắt bị thoái hóa, đồng tử dính lại và rất khó khăn khi phẫu thuật.

    Xem thêm  Góc giải đáp: Maxxhair có dùng cho phụ nữ cho con bú không?

    Tiếp theo đó có thể dẫn tới làm teo thần kinh mắt, khả năng phục hồi của bệnh nhân sau phẫu thuật sẽ rất kém và thậm chí có nhiều trường hợp dẫn tới mù lòa. Vì thế các chuyên gia khuyên người bệnh nên phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị mù.

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường nguy hiểm thế nào 3 Cần đi khám mắt định kì ngay cả khi không có triệu chứng bất thường

    Phương pháp điều trị và phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người tiểu đường

    Chẩn đoán mức độ đục thủy tinh thể

    Bác sĩ chẩn đoán đục thủy tinh thể thông qua một cuộc kiểm tra mắt toàn diện bao gồm:

    • Kiểm tra thị lực: Dùng bảng thị lực.
    • Khám với thuốc giãn đồng tử: Bác sĩ sẽ sử dụng gương soi đáy mắt chuyên biệt để kiểm tra võng mạc và dây thần kinh thị giác xem có dấu hiệu tổn thương hoặc các vấn đề về mắt hay không. Sau khi kiểm tra, tầm nhìn gần của bạn có thể vẫn còn bị mờ trong vài giờ.
    • Đo nhãn áp: Phương pháp đo nhãn áp sử dụng dụng cụ đo áp lực bên trong nhãn cầu.

    Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác để tìm hiểu thêm về cấu trúc và sức khỏe của mắt. Điều quan trọng là bạn cần đo nhãn áp thường xuyên vì tổn thương mắt thường không thể hồi phục.

    Phương pháp điều trị khi bị đục thủy tinh thể 

    Hiện tại, phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất chính là phẫu thuật. Trong đó, phương pháp PHACO là phổ biến nhất. Đây là phương pháp các dùng năng lượng sóng siêu âm để tán và tách phần tinh thể bị đục thành các mảnh nhỏ sau đó hút ra ngoài qua một vết mổ rất nhỏ, đồng thời thay vào đó một thủy tinh thể nhân tạo.

    Phương pháp này khá an toàn với nhiều ưu điểm như: Vết mổ nhỏ, thời gian phẫu thuật rất nhanh, thị lực của người bệnh sẽ được phục hồi rất nhanh chóng, hầu như không gây chảy máu, không gây đau hoặc đau rất ít. Sau mổ, người bệnh có thể cải thiện thị lực và sinh hoạt bình thường.

    Người bệnh nên được mổ càng sớm càng tốt để tăng hiệu quả điều trị. Nếu đợi đến khi mắt không còn nhìn thấy nữa thì phẫu thuật sẽ rất khó khăn và cơ hội thành công cũng thấp hơn, tăng tỷ lệ tai biến khi mổ. 

    Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường nguy hiểm thế nào? 4 PHACO đang là phương pháp mang lại nhiều hứa hẹn

    Ngăn ngừa sự xuất hiện đục thủy tinh thể 

    Đục thủy tinh thể là một trong những biến chứng rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Vì vậy, phương pháp đầu tiên là cần duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Từ đó có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng khác. Chúng ta có thể ổn định lượng đường trong máu thông qua chế độ dinh dưỡng, tập luyện,…

    Xem thêm  Dùng gel bôi trơn có ảnh hưởng gì không?

    Tiếp theo đó chúng ta sẽ có những phương pháp khác dành riêng cho sức khỏe của mắt:

    • Kiểm tra mắt thường xuyên.
    • Bỏ hút thuốc lá.
    • Giảm rượu bia.
    • Tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Nên đeo kính mát khi đang ở ngoài ánh sáng gắt.
    • Chọn chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả. Thêm trái cây nhiều màu sắc và rau vào chế độ ăn để đảm bảo rằng bạn hấp thu được nhiều vitamin và chất dinh dưỡng.
    • Không thức khuya, ăn uống đầy đủ. Hạn chế xem điện thoại, màn hình laptop liên tục
    • Không tự ý dùng bừa bãi các thuốc nhỏ mắt, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Những thông tin trong bài viết hi vọng đã giúp bạn có kiến thức cơ bản xuay quanh vấn đề đục thủy tinh thể ở người tiểu đường, để nắm được vấn đề cụ thể hơn khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của bệnh cần có sự tư vấn trực tiếp của các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên y tế. Hi vọng rằng những thông tin trên bổ ích với bạn đọc.

    Ánh Vũ

    Nguồn tham khảo: Tổng hợp



    Theo Nhà Thuốc Long Châu

    Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    - Advertisement -spot_img
    Stay Connected
    16,985FansLike
    2,458FollowersFollow
    61,453SubscribersSubscribe
    Tin mới
    - Advertisement -spot_img
    Bài viết liên quan
    - Advertisement -spot_img