Tốc độ phục hồi sau chấn thương, phẫu thuật ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy, để giải đáp được thắc mắc độn cằm bao lâu thì đẹp cần dựa trên nhiều yếu tố liên quan. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Độn cằm bao lâu thì đẹp? Khi nào hết sưng?
Độn cằm bao lâu thì đẹp là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định thực hiện phương pháp này. Hiện nay, có rất nhiều cách độn cằm khác nhau, trong đó có 3 dạng chính là độn cằm bằng tiêm chất làm đầy như tiêm filler, botox,… độn cằm vật liệu nhân tạo và độn cằm vật liệu tự thân. Mỗi dạng độn cằm sẽ có thời gian hồi phục khác biệt.
Bác sĩ thẩm mỹ cho biết, nhiều người nghĩ rằng độn cằm cần vài tháng mới bình phục, cằm mới đẹp là nhận định chưa chính xác. Với công nghệ hiện đại ngày nay, phẫu thuật độn cằm chỉ là cuộc tiểu phẫu, nếu chăm sóc đúng cách và cơ địa tốt, bạn sẽ mất rất ít thời gian tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi để cằm đẹp như ý.
Độn cằm bao lâu là đẹp phụ thuộc vào kỹ thuật, cách chăm sóc hậu phẫu
Vậy độn cằm bao lâu thì đẹp? Độn cằm cần phẫu thuật sẽ mất từ 3 – 5 ngày để vết mổ ổn định, giảm sưng đau. Thông thường, qua 1 tuần thì tình trạng gần như bình phục hoàn toàn, dáng cằm hiện rõ và chuẩn. Đối với phương pháp độn cằm, ngay khi vừa thực hiện phẫu thuật xong, khuôn mặt đã được điều chỉnh, tuy nhiên chỉ còn sưng, tấy nên bạn chưa nhận thấy rõ. Qua 1 tuần chăm sóc, bạn sẽ dần nhận thấy xương hàm, cằm lộ ra đẹp mắt hơn.
Còn đối với tiêm filler độn cằm thì sao? Phương pháp sử dụng chất làm đầy, phổ biến nhất là filler để độn cằm không cần phẫu thuật, không tạo ra vết thương hở và có hiệu quả thẩm mỹ ngay sau khi thực hiện. Tuy nhiên, cách làm này lại không được lâu bền, khoảng 1 – 2 năm, khi filler chảy và bị đào thải, bạn cần tiêm lại để giữ dáng cằm như ý muốn hoặc sử dụng phương pháp độn cằm khác.
Trên thực tế, kỹ thuật phẫu thuật và loại vật liệu dùng để độn cằm có ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi và độn cằm bao lâu thì đẹp. Vì thế, có cách chăm sóc sau khi độn cằm đúng cùng với địa chỉ thẩm mỹ uy tín sẽ giúp bạn sở hữu nét đẹp tự nhiên, an toàn và nhanh chóng.
Độn cằm bao lâu thì tháo băng?
Ngoài câu hỏi độn cằm bao lâu thì đẹp, nhiều chị em phụ nữ khi thực hiện độn cằm cũng cần được giải đáp thêm về việc độn cằm bao lâu thì lành, khi nào tháo băng được. Giải đáp câu hỏi của phái đẹp, các bác sĩ thẩm mỹ lâu năm cho biết, thời gian tháo băng còn tùy thuộc vào mức độ phục hồi của vết thương. Sau phẫu thuật, bạn sẽ lần lượt trải qua những giai đoạn sau:
- 2 – 3 ngày hậu phẫu: Khi này, cằm thường bị sưng, tấy và có cảm giác đau nhức vì thuốc tê đã hết hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận cơ mặt có phần cứng hơn, khó cử động, khó nói chuyện và ăn uống như bình thường. Thời gian này bạn nên ăn những món lỏng và mềm để hạn chế hoạt động nhai.
- 3 – 5 ngày hậu phẫu: Đến khoảng 3 – 5 ngày sau khi phẫu thuật độn cằm, bạn sẽ dần nhận thấy vết mổ lành lại, không còn tình trạng sưng tấy. Nếu vẫn cảm nhận vết thương bị sưng, bầm tím, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị. Đến thời điểm này, vẫn cần băng lại vết thương để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Cằm dần định hình và đẹp hơn sau 1 tuần thực hiện
- 1 tuần sau phẫu thuật: Các mô mới dần được hình thành để làm lành vết thương hở sau độn cằm. Khi này, bạn có thể tháo băng định hình để da lành lại tự nhiên nhưng cần đến sự tư vấn, quyết định của bác sĩ sau khi thăm khám.
- Từ 1 tuần trở đi: Cằm được định hình gần như hoàn hảo, mô sẹo hình thành và vết thương khép miệng. Bạn có thể ăn uống lại bình thường và tháo bỏ băng vết thương 100%.
Độn cằm bao lâu tháo băng? Thời gian thực hiện tháo băng cũng là lúc cằm đã được định hình tốt, vết thương khép miệng, không còn chảy máu hay dịch. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý đến thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để hạn chế để lại sẹo trên da.
Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật độn cằm
Kết quả thẩm mỹ sau khi độn cằm không chỉ phụ thuộc vào tay nghề, công nghệ thẩm mỹ mà cách chăm sóc, vệ sinh cũng chiếm đến 60%. Nếu bạn vẫn chưa biết độn cằm bao lâu thì đẹp, làm cách nào để độn cằm nhanh lành và đẹp thì hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc chăm sóc dưới đây.
Chế độ ăn uống khoa học, giàu vitamin
Tâm lý chung của nhiều người sau khi thực hiện độn cằm nói riêng hay phẫu thuật nói chung là ăn rất nhiều thức ăn bổ dưỡng, giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, mong muốn vết thương mau lành hơn.
Tuy nhiên, chính những chuyên gia thẩm mỹ cũng cho biết, chế độ ăn uống hậu phẫu thuật độn cằm cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng, ăn đủ chất và hạn chế một số nhóm thực phẩm cụ thể như:
- Hải sản, các loại cá tanh,… có thể gây dị ứng, lở loét hoặc nhiễm trùng vết mổ, thậm chí để lại sẹo lồi mất thẩm mỹ.
- Đồ ăn làm từ gạo nếp cũng cần tránh khi vừa phẫu thuật độn cằm xong vì gạo nếp có tính nóng, dễ gây nóng trong, viêm nhiễm.
- Ăn bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
- Không ăn thịt bò, rau muống để tránh gây sẹo.
- Tuyệt đối tránh xa trà đặc, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
Uống và bôi thuốc theo đơn của bác sĩ
Sau khi độn cằm, đa số trường hợp đều cảm thấy đau nhức ở vết thương, đặc biệt là khi thuốc tê hết tác dụng. Khi này, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau mà cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Bên cạnh đó, giờ uống thuốc, bôi thuốc cũng cần đảm bảo đúng, chuẩn xác, hạn chế di chứng hoặc rủi ro không mong muốn hậu phẫu thuật độn cằm.
Tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ giúp vết thương mau lành, tránh nhiễm trùng
Vệ sinh vết thương đúng hướng dẫn
Vết thương sau phẫu thuật độn cằm cần được làm sạch nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh được bác sĩ kê đơn. Bạn tháo bỏ băng vết thương, dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý và lau nhẹ quanh miệng vết thương rồi băng lại băng gạc mới là được. Trong quá trình rửa vết mổ, tay cần đảm bảo vô trùng hoặc đeo bao tay y tế.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được thông tin, câu trả lời cho thắc mắc độn cằm bao lâu thì đẹp. Nếu nhận thấy dấu hiệu vết mổ sưng, có mủ, dịch màu lạ, mùi hôi hoặc ngứa ngáy,… hãy liên hệ đến bác sĩ sớm nhất, bạn nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.