Viêm khớp gối – căn bệnh “quốc dân” của hệ thống xương khớp, đặc biệt “thích” “tấn công” những khớp gối dày dặn kinh nghiệm sau nhiều năm hoạt động. Khớp gối vốn là “bản lề” linh hoạt của cơ thể, chịu trách nhiệm cho mọi cử động đi lại, giờ đây lại trở thành “mục tiêu” của cơn đau nhức dai dẳng, khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh lý viêm khớp gối
Viêm khớp gối xảy ra là khi những mảnh xương sụn đầu gối tổn thương như bị bào mòn, bề mặt sụn thô ráp và xù xì. Các xương cọ xát vào nhau nhiều hơn, ma sát nhiều. Tính đàn hồi của phần sụn khớp bị giảm đi, gây đau nhức, khó chịu.
Nhiều trường hợp viêm đầu gối do chủ quan không điều trị sớm, khiến bệnh tiến triển nhanh, có nguy cơ dẫn đến thoái hóa nặng. Ngoài ra, khi lựa chọn phương pháp điều trị không đúng, người bệnh có khả năng đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng viêm khớp gối
Đau nhức
Các cơn đau nhức do viêm khớp gối thường âm ỉ. Một số trường hợp có thể khởi phát đột ngột. Cơn đau nhức thường xuất hiện vào buổi sáng khi thức dậy hay sau giấc ngủ ngắn giữa ngày. Khi bệnh chuyển nặng, tình trạng đau nhức có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào hay làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh.
Sưng đỏ quanh khớp
Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đỏ quanh khớp là do sự tích tụ chất lỏng quá mức do viêm, làm khớp bị sưng phồng lên. Người bệnh dùng tay có thể cảm nhận được sự ấm nóng xung quanh khớp sưng.
Cứng khớp gối
Cứng khớp gối gây nhiều hạn chế trong vận động của người bệnh. Bạn có thể cảm nhận tình trạng cứng khớp rõ nhất sau khi nghỉ ngơi thời gian dài hay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng tại khớp gối để có thể vận động bình thường trở lại.
Khó vận động khớp gối
Vì lớp sụn bảo vệ đã bị ăn mòn, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau khi vận động, ngay cả khi thực hiện các động tác đơn giản như đứng lên, ngồi xuống, duỗi thẳng hay gập đầu gối. Tầm vận động của khớp gối bị suy giảm nghiêm trọng, gây trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.
Cơ chế gây bệnh viêm khớp gối
Viêm khớp sau chấn thương
Các công việc đặc thù yêu cầu phải ngồi xổm, quỳ hay nâng tạ liên tục và kéo dài… sẽ gây áp lực lớn lên khớp gối. Những người thường xuyên làm các công việc này có nguy cơ bị đau khớp gối rất cao.
Ngoài ra, những vận động viên quần vợt, điền kinh, bóng đá… hoặc chơi các môn thể thao yêu cầu chạy liên tục rất dễ mắc chấn thương, viêm khớp đầu gối. Khi bị chấn thương, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc đặc biệt để phòng ngừa chấn thương khớp gối tái phát.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng tới màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, dẫn tới đau khớp, cứng khớp. Nếu không chữa trị sớm, bệnh còn gây ra tình trạng biến dạng khớp, dính khớp.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường là do quá trình lão hóa tự nhiên hay những yếu tố khác như tai nạn, vận động quá sức, chế độ ăn uống thiếu chất, thói quen ngồi xổm… Các cơn đau thường xuất hiện tại mặt trước và trong khớp gối. Mỗi khi gấp, duỗi chân, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động.
Loãng xương
Khi tuổi càng lớn, xương khớp sẽ càng bị thoái hóa, nguy cơ mắc bệnh lý loãng xương càng cao. Viêm khớp gối là bệnh lý khó tránh khỏi của người cao tuổi. Do chức năng tạo sụn và chất nhờn tại khớp đã bị suy yếu dần.
Viêm bao hoạt dịch khớp
Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ngoài khớp gối. Tác dụng của túi là hỗ trợ dây chằng và gân hoạt động trơn tru. Chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, dẫn tới khớp gối bị cứng và đau.
Phòng tránh bị viêm khớp gối bằng cách nào?
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh vì sẽ tạo áp lực lớn lên đầu gối.
- Hạn chế mang vác vật nặng.
- Chú trọng bổ sung dưỡng chất và các vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp.
- Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
- Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp.
- Có thể sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ xương khớp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả viêm khớp gối, cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì khả năng vận động.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.