Thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến và có tỷ lệ thành công cao nhất hiện nay, thường được áp dụng cho các cặp vợ chồng có bệnh lý về hệ thống sinh dục hoặc từng thất bại nhiều lần với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của phương pháp này.
Thụ tinh nhân tạo (IVF) là gì?
Thụ tinh ống nghiệm ( (In vitro fertilization – IVF) là một trong số những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) hiệu quả, nhằm điều trị cho các cặp đôi bị vô sinh – hiếm muộn.
Trong đó, tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Sau khoảng thời gian nuôi cấy phôi bên ngoài (thông thường khoảng 2 – 5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để phát triển thành thai nhi.
Đối tượng nào cần áp dụng phương pháp IVF?
- Nữ giới bị tổn thương, tắc nghẽn ống dẫn trứng hoặc đã cắt bỏ vòi trứng: Tình trạng này có thể khiến trứng không thể thụ thai hoặc phôi thai khó di chuyển và làm tổ ở bên trong tử cung.
- Nữ giới bị rối loạn phóng noãn: Chu kỳ rụng trứng diễn ra không đều cũng là nguyên do khiến quá trình thụ thai thất bại.
- Bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm: Đây là tình trạng diễn ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi. Bệnh lý này khiến buồng trứng mất đi khả năng tạo ra lượng estrogen tối thiểu cho cơ thể và còn gây ra nguyên nhân rụng trứng không đều.
- U xơ tử cung: Là những khối u lành tính trong thành tử cung thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi 30 đến 40, gây cản trở quá trình thụ thai tự nhiên.
- Lạc nội mạc tử cung nặng: Là tình trạng nội mạc tử cung nằm bên ngoài của tử cung, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và khả năng thụ thai của người phụ nữ.
- Nam giới có tinh trùng yếu, lượng tinh trùng thấp, xuất tinh ngược hoặc tinh dịch không có tinh trùng: Đây đều là những bệnh lý gây cản trở tới quá trình thụ tinh. Vậy nên đối với trường hợp này các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ tư vấn thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh ống nghiệm.
- Cặp vợ chồng đã qua độ tuổi sinh sản, người vợ bị suy giảm chức năng dự trữ buồng trứng.
- Từng thực hiện các phương pháp thụ tinh nhân tạo IUI nhiều lần nhưng không thành công.
- Vợ hoặc chồng mang các gen bệnh như: máu khó đông – Hemophilia, thiếu máu tán huyết – Thalassemia,… cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc di truyền tiền làm tổ giúp giảm thiểu nguy cơ con sinh ra vị mắc bệnh.
IVF là kỹ thuật điều trị vô sinh – hiếm muộn được ứng dụng phổ biến nhất
Ưu điểm của thụ tinh nhân tạo (IVF)
Khả năng thụ tinh thành công cao
IVF tăng cơ hội thụ tinh so với việc có thai tự nhiên, đặc biệt là đối với những cặp có vấn đề về rụng trứng, chất lượng tinh trùng hoặc ống nghiệm tắc nghẽn.
Kiểm soát tốt quá trình
Quá trình IVF mang lại sự kiểm soát cao đối với việc thu thập trứng, chọn lựa tinh trùng, và theo dõi phát triển của phôi trong môi trường nuôi cấy.
Chọn lựa phôi hiệu quả
IVF cho phép bác sĩ chọn lựa phôi có chất lượng tốt nhất để chuyển vào tử cung, tăng khả năng thành công của quá trình.
Xác định được chính xác giới tính
Đối với các cặp muốn xác định giới tính của phôi, IVF kết hợp với phương pháp chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD) cho phép việc này.
Hiệu quả đối với vô sinh cả nam và nữ vô sinh hiếm muộn
IVF có thể giúp cặp vô sinh nếu cả nam và nữ đều gặp vấn đề về vô sinh. Với những cặp vợ chồng không chẩn đoán được nguyên nhân vô sinh, việc can thiệp bằng thụ tinh trong ống nghiệm sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc thụ thai tự nhiên.
Hiệu quả với độ tuổi cao
Đối với phụ nữ ở độ tuổi cao, IVF có thể là lựa chọn hiệu quả để tăng cơ hội có thai.
Tùy chọn sử dụng tinh trùng hiến
IVF cung cấp tùy chọn sử dụng tinh trùng hiến cho những người chồng có vấn đề về tinh trùng.
Không chỉ có tác dụng hữu hiệu đối với mong muốn có con của những cặp vợ chồng hiếm muộn, thụ tinh trong ống nghiệm, còn có thể được sử dụng trong sản khoa để sàng lọc các bệnh di truyền. Đặc biệt là các bệnh rối loạn di truyền như bệnh xơ nang, bệnh Huntington, loạn dưỡng cơ bắp, Hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, đảm bảo một thai kỳ hiệu quả và một em bé thật sự khỏe mạnh khi ra đời.
IVF sử dụng trong sản khoa để sàng lọc các bệnh di truyền
Nhược điểm của thụ tinh nhân tạo (IVF)
- Một chu trình IVF cũng có thể thất bại, vì vậy, các bệnh nhân thường phải thực hiện hơn một lần trước khi thành công.
- Thụ tinh trong ống nghiệm cũng có thể gặp tác dụng phụ, bởi nó giống như một quy trình điều trị y tế khác. Trong đó, tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là hội chứng buồng trứng bị kích thích.
- Phương pháp điều trị thụ tinh trong ống nghiệm dễ có khả năng tạo nên đa thai (khoảng 20 – 30% trường hợp), vì thường để tránh xác suất không thành công, cần phải đưa nhiều hơn một phôi vào tử cung. Hiện tượng đa thai sẽ kéo theo những rủi ro về sức khỏe của mẹ và bé, như nguy cơ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu và các vấn đề sức khỏe trẻ sơ sinh khác.
Thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ đa thai rất cao (khoảng 20 – 30% trường hợp)
- Vấn đề thai ngoài tử cung cũng được các bác sĩ sản khoa cảnh báo tăng gấp đôi (1 – 3% trường hợp) khi điều trị bằng thụ tinh trong ống nghiệm, đặc biệt hay xảy ra ở những phụ nữ có vấn đề nặng về ống dẫn trứng.
- Sự kích thích nồng độ estrogen cao trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, sẽ dẫn tới sự tác động không tốt đến môi trường của tử cung. Gây ra sinh non và trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh nhẹ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của đứa trẻ.
- Việc phải thực hiện nhiều lần, không tránh khỏi tạo ra một số vấn đề tiêu cực về tâm lý như lo lắng, căng thẳng,…
- Cuối cùng, và tương đối quan trọng cho quyết định của các bạn là chi phí cho một ca ống nghiệm khá tốn kém, nhất là với những ca phải làm đi làm lại nhiều lần.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.