Suy tim là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của người bệnh . Qua bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về suy tim giai đoạn cuối là gì? Các biến chứng và cách hạn chế biến chứng cũng bệnh.
Suy tim giai đoạn cuối là gì?
Trong các cấp độ suy tim theo hệ thống phân độ của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), độ 4 là cấp độ suy tim cuối cùng. Đặc trưng của giai đoạn này là các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, khó thở, ho khan xảy ra kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, do đó, người bệnh gần như mất đi khả năng vận động. Các triệu chứng suy tim cũng xảy ra thường xuyên và trở nên trầm trọng hơn.
Biến chứng của suy tim giai đoạn cuối
Không những gặp những triệu chứng trầm trọng, người bệnh suy tim còn phải đối mặt với nguy cơ nhập viên thường xuyên do xuất hiện nhiều biến chứng vào giai đoạn này. Các biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn cuối suy tim có thể kể đến như:
- Suy thận do suy tim giai đoạn cuối: Ở giai đoạn cuối, sức co bóp của tim giảm nghiêm trọng, khiến thận không được cung cấp đủ máu để thực hiện chức năng lọc và đào thải dịch và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Suy gan: Tình trạng tích nước lâu ngày khiến gan to ra, khả năng hoạt động bị cản trở. Theo thời gian dẫn đến xơ, viêm, suy gan.
- Nhồi máu cơ tim ở người suy tim giai đoạn cuối: Khi tim suy yếu, tốc độ máu chảy trong các động mạch tim chậm hơn bình thường, tạo điều kiện hình thành các cục máu đông. Đây là nguyên nhân gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim ở người bệnh suy tim.
- Đột qụy: Các cục máu đông hình thành ở tim có thể di chuyển đến động mạch cảnh, động mạch máu não. Một số khác hình thành trên đường lưu chuyển của máu đến não. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn, đột quỵ nhồi máu não.
- Phù phổi cấp: Tình trạng ứ dịch tại phổi có thể gây suy hô hấp cấp tính, được gọi là phù phổi cấp. Các trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời, nếu không có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Làm thế nào để hạn chế các biến chứng
Suy tim giai đoạn cuối là mức độ nặng nhất của suy tim. Lúc này các triệu chứng biểu hiện rõ ràng, người bệnh thường cảm thấy rất mệt mỏi. Các cơ quan trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng do không nhận được đủ máu. Bệnh nhân phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, dưới đây là một số biện pháp để ngăn ngừa biến chứng của bệnh:
- Ngưng hút thuốc: Tốt nhất là không sử dụng thuốc lá và tránh xa khói thuốc (hút thuốc lá thụ động). Thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ gây tổn thương động mạch vành và dẫn đến suy tim.
- Ăn theo những chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch như ưu tiên những thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường hoặc natri; bổ sung trái cây, rau quả, sữa ít béo, protein nạc (thịt gà) và chất béo “tốt” như chất béo có trong dầu ô liu, cá, quả bơ.
- Tuân thủ chặt chẽ chương trình điều trị: Người bệnh tim mạch cần thăm khám định kỳ và dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định. Nghiên cứu gần đây cho thấy một phần chính trong lợi ích lâu dài của liệu pháp statin là ngăn ngừa suy tim bằng cách ngăn ngừa các cơn đau tim và các biến cố mạch vành.
- Cố gắng giữ thái độ tích cực: Suy tim giai đoạn cuối là một tình trạng nghiêm trọng và càng trở nặng nhanh chóng nếu có sự lo lắng và trầm cảm. Do đó, việc kiểm soát căng thẳng, tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp hạn chế bệnh tiến triển nhanh.
Kết luận
Suy tim giai đoạn cuối là một thử thách lớn đối với cả bệnh nhân và gia đình. Tuy nhiên, với sự quan tâm chăm sóc đúng cách và tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh vẫn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Điều quan trọng là duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và chia sẻ với người thân về tình trạng sức khỏe của mình. Sự quan tâm và chăm sóc kịp thời sẽ giúp người bệnh duy trì được sự thoải mái và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.