Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh không khó để điều trị nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm. Mỗi bậc phụ huynh nên trang bị kiến thức đầy đủ về căn bệnh viêm phế quản và chăm sóc trẻ bị viêm phế quản đúng cách để bảo vệ bé yêu của bạn một cách tốt nhất.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm phế quản
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Trong vài ngày đầu, các triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ em bao gồm:
- Ho khan, ho có đàm (đàm có màu trắng hoặc vàng). Ho liên tục khiến trẻ cảm thấy ngứa và rát cổ họng.
- Nghẹt mũi, thở khò khè, khó thở
- Sổ mũi
- Mệt mỏi, ớn lạnh, khó chịu
- Sốt
- Trẻ chán ăn, quấy khóc
Vào ban đêm, triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn, cha mẹ cần theo dõi sát sao để xử lý kịp thời nếu có những triệu chứng nguy hiểm.
Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng sau, cha mẹ cần sớm đưa tới cơ sở y tế để được xử lý cấp cứu:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng khi đã dùng thuốc hạ sốt
- Khó thở và rên rỉ
- Trẻ thở nhanh, có hiện tượng co lõm ngực
- Trẻ ho nhiều và kéo dài, ngủ li bì khó đánh thức
- Tiêu chảy, nôn mửa
- Da của trẻ xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái
- Nếu nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật.
Hướng dẫn chăm sóc bệnh viêm phế quản ở trẻ
Trẻ bị viêm phế quản có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách. Cha mẹ cần chăm sóc trẻ ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên để chữa dứt điểm bệnh bằng cách:
- Luôn giữ ấm cơ thể trẻ, tránh để trẻ bị lạnh khiến bệnh lý diễn tiến nặng hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Thường xuyên vệ sinh tai – mũi – họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.
- Khi trẻ bị sốt < 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao > 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ hay của dược sĩ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Viêm phế quản khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú, mẹ cần chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa để cung cấp cho trẻ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ, thường xuyên cho trẻ tập thể dục, tránh xa những khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Vệ sinh khu vực sống và vui chơi của trẻ sạch sẽ, thoáng đãng…
Trẻ em bị viêm phế quản cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng
Mẹo trị viêm phế quản cho bé từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả
Các nguyên liệu tự nhiên thường lành tính và ít tác dụng phụ đối với con người nên từ lâu được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh. Dưới đây là vài mẹo trị viêm phế quản từ các nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên và an toàn cho sức khỏe của bé.
Mật ong và chanh: Mật ong và chanh từ lâu đã được kết hợp để làm dịu các triệu chứng ở cổ họng, giảm ho khan và đau họng. Cách đơn giản nhất là bạn pha chanh với mật ong vào nước ấm hoặc ngâm chanh mật ong để dùng mỗi ngày. Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch. Ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng viêm phế quản ở trẻ em.
Chưng hỗn hợp tắc, gừng và mật ong: Chưng tắc gừng mật ong cũng là một phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu để làm dịu các triệu chứng ho dai dẳng, đau họng do viêm phế quản. Cách chữa viêm phế quản ở trẻ em bằng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ giúp làm thuyên giảm các triệu chứng mà còn giúp nâng cao hệ miễn dịch. Ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng viêm phế quản ở trẻ em.
Tắc và gừng chưng với mật ong là bài thuốc dân gian an toàn và hiệu quả
Gừng: Những loại nguyên liệu sử dụng trong điều trị viêm phế quản ở trẻ em không thể thiếu gừng. Loại củ này có tác dụng tốt đối với các bệnh nhiễm trùng phế quản do đặc tính chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch hô hấp. Có thể thái lát gừng thành lát mỏng rồi cho vào nước sôi để gừng tiết ra tinh dầu, sau đó cho thêm mật ong vào rồi cho trẻ uống.
Tỏi: Tỏi là một loại nguyên liệu rất tốt cho các bệnh về mũi họng. Tỏi có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây viêm phế quản, điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản ở trẻ. Tốt nhất là dùng tỏi tươi, nếu bé không thích mùi tỏi, bạn có thể ngâm tỏi và mật ong cho đến khi hết mùi rồi pha với nước ấm cho bé uống.
Cam thảo: Hoạt chất axit glycyrrhizic trong cam thảo có tác dụng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn giúp giảm ho, loại bỏ đàm, có tác dụng kháng viêm.
Dứa: Enzyme bromelain trong dứa được chứng minh là có tác dụng tiêu viêm, loại bỏ đờm dễ dàng.
Tóm lại, việc nhận biết các triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ em, tuân thủ hướng dẫn chăm sóc và theo dõi trẻ trong suốt quá trình bệnh là điều quan trọng, để đảm bảo trẻ được phục hồi nhanh mà không để lại biến chứng nguy hiểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.