Trong cuộc sống con người và sinh vật, giấc ngủ rất quan trọng không thể thiếu, trong một đời người giấc ngủ chiếm khoảng một phần ba thời gian. Giấc ngủ được hiểu là khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc hoạt động với cường độ thấp của hệ thần kinh và các chức năng vật lý khác trong cơ thể.
Tầm quan trọng của giấc ngủ
Mọi hoạt động sống trong cơ thể đều phụ thuộc vào các chức năng của các bộ phận và cơ quan, nếu một trong các chức năng này hoạt động bị rối loạn, sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận khác, dẫn đến cơ thể bị rối loạn suy yếu và bệnh tật. Giấc ngủ là trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn của hệ thần kinh nhằm giảm bớt sự hoạt động quá mức, đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng sinh học tự nhiên. Vì vậy vai trò của hệ thần kinh trung ương có ý nghĩa rất quan trọng đối cơ thể, nếu chức năng này làm việc có hiệu quả đồng nghĩa giúp cho chúng ta có giấc ngủ tốt hơn, cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Nguyên nhân thường gặp làm mất ngủ
Dựa trên nền tảng khoa học và một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tâm thần kinh cho rằng có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ:
Thường do sang chấn về tâm lý như buồn phiền, lo âu, sợ hãi, căng thẳng quá mức, thay đổi múi giờ sinh học.
Do yếu tố từ bên ngoài như tiếng ồn, nhiệt độ, thời tiết, chất kích thích (rượu beer, thuốc lá, coffee), hóa chất độc hại, hóa dược, hóa trị liệụ.
Các bệnh lý nền trong cơ thể, bệnh thần kinh và mạch máu hoặc sau khi bị chấn thương.
Chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu hụt các vitamin, khoáng chất và các acid amin làm rối loạn hormone nội sinh như melatonin hoặc serotonin sẽ gây ra hiện tượng mất ngủ.
Gần đây có một số nghiên cứu cho rằng sau bị nhiễm covid-19 có một số trường hợp gặp phải gây mất ngủ kéo dài .
Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và cuộc sống con người
Tùy thuộc vào thời gian mất ngủ và biểu hiện lâm sàng, để đánh giá mức độ tác hại.
Mất ngủ về đêm có nhiều hình thái khác nhau, có thể là mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hoặc cuối giấc.
Khi bị mất ngủ xảy ra ở mức độ nhẹ thường là khó ngủ sau đó sẽ dẫn đến mất ngủ, điều đầu tiên sẽ làm cho cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch, người mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung, hay quên, da xanh xao, bệnh lý nền sẽ tiến triển nặng hơn, giảm khả năng làm việc.
Trong trường hợp mất ngủ mạn tính hay mất ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn thân lúc đó các chức năng bộ phận có khả năng bị rối loạn, có thể bị teo não, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng mất trí nhớ, béo phì, da khô ráp tái xanh, giảm khả năng về tình dục, rối loạn mạch máu gây tăng huyết áp và đột quỵ.
Cách ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả mất ngủ
Tùy thuộc vào thời gian mất ngủ, cấp hay mạn tính và các biểu hiện lâm sàng mà có các biện pháp trị liệu thích hợp.
Trường hợp mất ngủ ở mức độ nhẹ hoặc vừa
Dùng các liệu pháp massage cho máu huyết lưu thông
Chải đầu bằng lược trước khi ngủ có thể giúp cho giấc ngủ tốt hơn.
Tắm nước khoáng nóng giúp ích trong việc bổ sung khoáng hóa và giãn mạch máu giúp tưới máu tốt hơn.
Tránh sự lo âu hoặc buồn phiền; Đi du lịch
Nên vận động thể thao và tập hít thở sâu giúp ích cho việc tăng tuần hoàn máu, tăng cường oxy cho não và trao đổi chất trong cơ thể.
Ngủ đúng giờ và đủ thời gian, thường thời gian ngủ tốt nhất từ 7-9h/ 24h.
Không nên đọc sách hoặc xem phim nhiều về ban đêm có thể làm căng thẳng gây mất ngủ.
Hạn chế dùng các chất kích thích như beer, rượu, coffe, thuốc lá
Không nên tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại.
Tránh tiếng ồn ào náo nhiệt và sự cãi vả
Bỏ thói quen ăn buổi tối trước khi ngủ.
Tránh tiếp xúc nhiều với máy lạnh, nhiệt độ lạnh liên tục tác động lên da sẽ gây co mạch máu dẫn đến lưu thông máu không tốt.
Trường hợp mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến toàn thân và có các biểu hiện
Suy giảm trí nhớ
Rối loạn cảm xúc
Rối loạn lo âu
Suy nhược cơ thể hoặc có rối loạn huyết áp, tiểu đường, suy thận kèm theo
Nếu có các dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh kiểm tra và có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ về bệnh tâm thần kinh.
Liệu pháp dinh dưỡng cải thiện giấc ngủ
Trong chương trình chăm sóc sức khỏe chủ động, ngoài các liệu pháp trên liệu pháp dinh dưỡng rất hữu ích trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mất ngủ. Hiện nay trên thế gới, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng mình hiệu quả của một số hoạt chất hữu cơ trong thiên nhiên có giá trị sinh học cao. Các chất này có tác dụng bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mạch máu và thần kinh, ổn định các hormone ở não, tăng sự lưu thông máu, chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏe mạnh giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mất ngủ rất hiệu quả và không gây hại.
Hoạt chất Melatonin giúp ích rất nhiều trong việc điều hòa hormone ở não, làm dịu thần kinh tạo dễ ngủ và có giấc ngủ sâu hơn, giảm sự mệt mỏi cho cơ thể. Các loại vitamin và khoáng chất rất cần cho sự nuôi dưỡng tế bào thần kinh và mạch máu khỏe mạnh.
Trong một số trường hợp mất ngủ do nguyên nhân thiếu máu não và thiếu oxy não, nên dùng bổ sung hoạt chất Ginkgo biloba (chiết xuất từ bạch quả) vì có tính hoạt huyết mạnh, có tính chống đông máu làm tan sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch tránh tình trạng thiếu máu não, đồng thời là chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu khỏe mạnh.
Các chất DHA, EPA có trong Omega 3 nếu dùng hàng ngày sẽ có lợi cho não, giúp tế bào não khỏe mạnh và ổn định. Có thể cải thiện rất nhiều trong tình trạng mất ngủ, giảm trí nhớ hoặc chứng lú lẫn.
Tuy nhiên trong cuộc sống, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mất ngủ, chúng ta nên lựa chọn cho mình một liệu pháp mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện cuộc sống và tình trạng mất ngủ. Nhằm cải thiện giấc ngủ tốt hơn mang lại lợi ích sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ bệnh tật.
BS. NGUYỄN PHONG VƯƠNG TÔN
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.