Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm từ muỗi Aedes, đây là căn bệnh đã được cảnh báo nguy hiểm trên toàn thế giới. Bệnh này phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, khi thời tiết ẩm ướt. Vậy sốt xuất huyết có lây không? Dấu hiệu và đối tượng nguy cơ dễ bị sốt xuất huyết là ai? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Dấu hiệu của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có 2 mức độ bệnh là sốt xuất huyết thể nhẹ và sốt xuất huyết thể nặng. Tùy vào từng mức độ sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ
- Triệu chứng sốt xuất huyết thể nhẹ thường bị nhầm lẫn với các bệnh như sốt, cảm hoặc phát ban đỏ. Các triệu chứng phổ biến nhất của sốt xuất huyết thể nhẹ bao gồm: Sốt kèm đau mắt, nhức đầu, phát ban, đau xương, buồn nôn, đau xương khớp,…
- Người bệnh bị sốt xuất huyết sẽ kéo dài các triệu chứng từ 4 – 7 ngày. Nếu sốt xuất huyết thể nhẹ, người bệnh được chăm sóc đúng cách có thể khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần kể từ khi sốt.
Triệu chứng sốt xuất huyết thể nặng
Khi bị sốt xuất huyết thể nặng người bệnh sẽ có các triệu chứng của thể nhẹ cộng thêm các triệu chứng dưới đây:
- Xuất hiện các chấm xuất huyết ngoài da.
- Chảy máu mũi hoặc ở chân răng.
- Nôi ói ra máu hoặc có máu trong phân (do xuất huyết nội tạng).
- Nôn nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ẩm.
- Người mệt mỏi li bì, choáng.
Khi người bệnh không may chuyển biến sang sốt xuất huyết thể nặng cần được cấp cứu kịp thời, nếu trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng về sau.
Một số triệu chứng sốt xuất huyết
Đối tượng nguy cơ dễ bị sốt xuất huyết?
Với việc trả lời được cho câu hỏi sốt xuất huyết có lây không, chúng ta đã xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có thể khẳng định rằng bất kỳ ai, ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nếu bị muỗi mang mầm bệnh đốt.
Đặc biệt, virus Dengue có tới 4 type nên khi đã mắc, bạn vẫn có thể bị tái nhiễm không phải một mà nhiều lần, thậm chí, có thể tới 4 lần với 4 type khác nhau.
Hơn nữa, nếu mắc những lần sau, mức độ bệnh có thể nặng hơn bởi vì hai tuýp virus khác nhau sẽ khiến cho trong cơ thể tồn tại hai kháng thể không giống nhau, dẫn tới phản ứng mạnh hơn, kéo theo các nguy cơ như tăng xuất huyết thành mạch hoặc trụy mạch, choáng váng,…
Sốt xuất huyết lây truyền như thế nào?
Hiện nay, theo Cục y tế dự phòng(Bộ Y Tế) thì sốt xuất huyết được lây truyền thông qua 2 con đường lây nhiễm chính bao gồm:
Lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết do bị muỗi vằn đốt
Truyền bệnh trung gian của virus sốt xuất huyết là muỗi vằn(muỗi aedes). Muỗi vằn sau khi đốt và hút máu của người bệnh sốt xuất huyết hoặc người mang virus Dengue không có triệu chứng sẽ đốt sang người khỏe mạnh. Qua đó, virus sẽ truyền từ người bệnh đến người khỏe mạnh. Đặc điểm của loài muỗi này là:
- Có hai loại muỗi vằn gồm: Aedes aegypti và Aedes albopictus, loài muỗi gây bệnh phổ biến nhất là Aedes aegypti.
- Muỗi Aedes có màu đen, ở thân và chân có nhiều đốm trắng nên có tên gọi khác là muỗi vằn
- Muỗi vằn cái đa số hoạt động ban ngày, nhiều nhất vào khoảng chiều tối, đêm và sáng sớm
- Muỗi vằn thường sống ở những góc tối tăm, đậu trên quần áo hoặc một số đồ dùng trong nhà
- Muỗi vằn sinh sản ở những nơi ẩm ướt và có nước đọng như: chum, ao, hồ, dụng cụ chứa nước…
- Muỗi vằn phát triển mạnh nhất trong những mùa mưa ẩm với nhiệt độ vào khoảng trên 20 độ C, nhiệt độ càng cao thì muỗi càng sinh sản mạnh
- Virus tồn tại trong cơ thể muỗi vằn thông qua việc: muỗi vằn cái hút máu chứa virus Dengue sau đó ủ bệnh trong khoảng 8-11 ngày rồi di chuyển đến tuyến nước bọt của muỗi. Khi chúng đốt người khỏe mạnh có thể khiến virus lây truyền cho rất nhiều người khỏe mạnh mà không phải chỉ một người.
- Sốt xuất huyết lây chủ yếu qua muỗi vằn cái nên diệt trừ muỗi là cách phòng bệnh hiệu quả và an toàn ưu tiên hàng đầu.
Lây bệnh sốt xuất huyết qua đường máu hoặc sử dụng bơm kim tiêm
Con đường lây nhiễm thứ 2 của virus sốt xuất huyết có thể là đường máu hoặc bơm kim tiêm tuy nhiên con đường này thường không phổ biến và ít gặp. Có 2 trường hợp lây nhiễm bệnh có thể xảy ra như sau:
- Bệnh có thể lây lan nếu lấy máu của người chứa mầm bệnh truyền cho người khỏe mạnh
- Hoặc có thể lây khi người bệnh và người khỏe mạnh sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Hai con đường lây nhiễm này tuy ít phổ biến nhưng cũng có nhiều trường hợp gặp phải nên bạn cần đề phòng khi điều trị hay thăm khám tại bệnh viện hay truyền máu. Điều này cũng có thể xảy ra khi người bệnh nhận cơ quan hiến tạng từ người hiến mắc sốt xuất huyết.
Những con đường lây chính của bệnh sốt xuất huyết
Các đường lây truyền ít gặp
Bên cạnh những con đường lây nhiễm chính, sốt xuất huyết cũng có thể lây bằng một số cách khác, tuy ít gặp nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra:
- Lây bệnh sốt xuất huyết ở bệnh viện: Virus lây truyền qua chế phẩm máu, tổn thương niêm mạc, phơi nhiễm với tổn thương kim tiêm. Bởi người cho máu kể cả không có triệu chứng vẫn có thể mang trong mình virus.
- Lây truyền dọc: Người mẹ mang virus Dengue trong máu(mắc bệnh trong thời gian 10 ngày trước sinh) có thể lây truyền cho con. Nếu có biểu hiện bất thường con có thể được sàng lọc khi được 4 đến 11 ngày tuổi.
Kết luận
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes, đặc biệt là muỗi vằn. Để phòng tránh bệnh, việc tiêu diệt muỗi và ngăn chặn muỗi đốt là biện pháp hiệu quả nhất. Hiểu rõ về các dấu hiệu và con đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết giúp chúng ta có thể nhận diện sớm và phòng ngừa bệnh kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Hãy luôn chú ý đến các biện pháp phòng bệnh và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế khi có dấu hiệu bất thường. Thông tin trong bài viết này nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan và rõ ràng hơn về bệnh sốt xuất huyết, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.