Hệ tiết niệu là cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ thể con người nên nếu bị mắc bệnh thận tiết niệu thì ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống người bị bệnh. Do đó, bài viết dưới đây có thể giúp các bạn hiểu hơn về bệnh thận tiết niệu, làm sao để chẩn đoán chính xác bệnh thận tiết niệu.
Những ai thường mắc bệnh thận tiết niệu?
Hầu như ai cũng có thể bị mắc bệnh thận tiết niệu nhưng dưới đây là một số người có nguy cơ mắc bệnh thận tiết niệu cao như:
- Đái tháo đường
Bệnh thận do biến chứng đái tháo đường gây ra, đây là tình trạng quá nhiều glucose (hoặc đường trong máu) làm hỏng bộ lọc của thận. Theo thời gian, thận của bạn bị tổn thương đến mức chúng không còn thực hiện tốt công việc lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thận do đái tháo đường có protein trong nước tiểu. Khi các bộ lọc bị hỏng, một loại protein gọi là albumin mà bạn cần để duy trì sức khỏe sẽ đi ra khỏi máu và vào nước tiểu. Một quả thận khỏe mạnh không để albumin đi từ máu vào nước tiểu.
- Huyết áp cao
Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu trong thận khiến chúng không hoạt động tốt. Nếu các mạch máu trong thận của bạn bị tổn thương, thận sẽ không hoạt động tốt để loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Chất lỏng dư thừa trong mạch máu sau đó có thể làm tăng huyết áp nhiều hơn, tạo ra một chu kỳ nguy hiểm.
- Bệnh thận đa nang trội nhiễm sắc thể thường, đây là một tình trạng di truyền trong đó u nang phát triển trong thận.
- Nhiễm trùng.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc khi sử dụng thường xuyên trong thời gian dài như lithium, thuốc chống viêm không steroid (NSAID),…
- Mắc một số bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, chẳng hạn như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm thận do lupus gây ra.
- Viêm cầu thận IgA.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và cơ quan của chính nó, chẳng hạn như bệnh Anti-GBM (Goodpasture’s).
- Ngộ độc kim loại nặng, ví dụ như ngộ độc chì.
- Điều kiện di truyền hiếm gặp, chẳng hạn như hội chứng Alport.
- Hội chứng tăng urê huyết tán huyết ở trẻ em.
- Viêm mạch IgA.
- Hẹp động mạch thận.
- Cholesterol cao gây ra sự tích tụ chất béo trong các mạch máu cung cấp cho thận.
- Tắc nghẽn dòng nước tiểu – ví dụ, do sỏi thận liên tục quay trở lại hoặc tuyến tiền liệt phì đại.
Yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thận tiết niệu?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận tiết niệu bao gồm:
- Bệnh tiểu đường
- Huyết áp cao
- Bệnh tim và mạch máu (tim mạch)
- Hút thuốc
- Béo phì
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận
- Cấu trúc thận bất thường
- Tuổi tác
Mắc tiểu đường cũng có nguy cơ bị bệnh thận tiết niệu
Làm cách nào để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh thận tiết niệu?
Để chẩn đoán bệnh thận tiết niệu, ngoài việc thăm khám lâm sàng còn cần phải tiến hành các xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng để khẳng định chẩn đoán. Nhiều xét nghiệm, thăm dò cận lâm sàng còn đóng vai trò là “tiêu chuẩn vàng” trong bệnh lý thận tiết niệu. Quan trọng nhất là:
- Làm các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện rối loạn về thận tiết niệu.
- Xác định protein niệu: một dấu hiệu chỉ đặc điểm của tổn thương thận.
- Xác định cặn nước tiểu: các thành phần hữu hình trong nước tiểu (hồng cầu, bạch cầu, tế bào biểu mô, tinh thể, trụ niệu).
- Xét nghiệm tìm vi khuẩn niệu và làm kháng sinh đồ: nhằm chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Để chẩn đoán chính xác bệnh nên làm một số xét nghiệm
- Đo mức lọc cầu thận và đánh giá khả năng cô đặc nước tiểu:
Đánh giá mức độ suy thận mạn…
- Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm thận, hệ mạch thận.
- Chụp X Quang hệ tiết niệu.
- Chụp cắt lớp vi tính hệ thận -tiết niệu.
- Chụp cộng hưởng từ hệ thận-tiết niệu.
- Sinh thiết thận.
- Thăm dò chức năng thận bằng đồng vị phóng xạ.
Người bệnh khi có những biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều; nước tiểu đục, có lẫn máu, đau bụng dưới, xuất huyết âm đạo (ở nữ giới); xuất tinh ra máu (ở nam giới).
Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên có thể giúp các bạn hiểu hơn về bệnh thận tiết niệu và cách chẩn đoán chính xác về bệnh thận tiết niệu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.